Cẩu tích (cây lông cu li): Bổ can thận, mạnh gân xương

Cẩu tích là vị thuốc lấy từ củ của cây cẩu tích, thường dùng sắc thuốc hoặc ngâm rượu uống có tác dụng bổ can thận, chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh toạ, người già thận yếu đi tiểu nhiều. Ngoài ra, còn dùng chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe.

Bài viết sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc: Cẩu tích là cây gì, có tác dụng gì, cách dùng và bài thuốc hay từ dược liệu.

Cẩu tích
Cẩu tích

Mua cẩu tích

Xem thêm: Cây nàng hai (tầm ma) – Khắc tinh của đau khớp, viêm khớp.

Cẩu tích là gì?

Cẩu tích là vị thuốc quý hiếm, thuộc họ Lông cu li, xếp vào loài dương xỉ mộc và được đưa vào sách đỏ. Xung quanh củ cẩu tích bao phủ lớp lông mềm màu vàng, hình dáng giống như con chó nên gọi là “cẩu tích“.

Cây cẩu tích
Cây cẩu tích

Cây Cẩu tích thường mọc chủ yếu ở các thung lũng, bìa rừng, ven suối, nơi có đất thấp. Thích nghi tốt với khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Loài cây này phát triển mạnh trên đất axit và đất feralit màu nâu đỏ.

Cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc và các bán đảo Mã Lai. Nó cũng phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn).

Mặc dù được phân bố rộng rãi, nhưng tại một số nước Đông Nam Á, cây thuốc đang dần cạn kiệt do khai thác làm thuốc quá mức.

Hình ảnh cây cẩu tích
Hình ảnh cây cẩu tích

Xem thêm: Lá nguyệt quế – Gia vị nhiều công dụng chữa bệnh.

Đặc điểm hình ảnh

Cây cẩu tích trong tự nhiên nhìn giống như cây dương xỉ, tuy nhiên có một số đặc điểm nhận biết như:

  • Cao trung bình từ 1 – 3m, thân cây to, mọc thẳng. Phần ngọn và gốc non được bao phủ một lớp lông dày, cứng, có màu vàng nâu.
  • Lá hình lông chim, mọc so le, dài khoảng 1 – 2m. Một cành lá có từ 15 đến 20 cặp lá chét nhỏ. Mặt dưới lá có nếp gấp và chứa các bào tử. Cuống lá cẩu tích rất to, chứa nhiều sợi lông dài, màu xanh hoặc màu nâu tía. 
  • Vì cẩu tích thuộc họ dương xỉ nên không có hoa. Phát tán bằng bào tử bay theo chiều gió. Mỗi túi bào tử thường rất nhỏ, vân hình xích đạo, xếp đều ở hai bên gân lá. Các bào tử nhỏ bên trong có hình tam giác, hơi tròn, màu đen nhạt.
Cây lông cu li
Cây lông cu li (cẩu tích)

Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Chế biến, thu hái và bộ phân dùng:

Đào lấy phần củ (các bẹ và phần có lông vàng), chặt bỏ thân, lá. Đem về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái miếng phơi khô làm thuốc.

Thành phần hóa học:

Thân rễ (củ) cẩu tích có chứa nhiều thành phần hóa học như: phenolic, sterol, glucoside, axit amin và 30% là tinh bột. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố như: Kẽm, Magie, Sắt, Canxi, Mangan,… rất có lợi cho xương khớp. Dân gian thường sắc thuốc, ngâm rượu hoặc chế biến món ăn từ cẩu tích để bổ gân, mạnh xương cốt.

Củ cẩu tích
Thân rễ cẩu tích

Tham khảo: Dây đau xương – Chữa đau khớp, trị phong thấp tuyệt hay.

Công dụng của cây cẩu tích

Trong Đông y, cẩu tích là vị thuốc có tác dụng bổ can (gan), thận. Giúp tăng hấp thu canxi, kẽm, phốt pho, tăng khả năng tái tạo sụn, giảm đau, trừ phong thấp. Nhờ đó cơ thể khỏe mạnh, cường gân cốt và có nhiều tác dụng khác.

Hoạt tính chống oxy hóa

Một số nghiên cứu nước ngoài cho thấy, các hoạt chất chloroform và n-butanol chiết xuất từ etanol trong cây cẩu tích có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các hydro peroxide độc cũng được biến đổi thành oxy và nước, nhờ vào catalase và glutathione.

Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm tẩy trắng Beta-carotene. Phản ứng cho thấy các hợp chất chống oxy hóa trong dược liệu có khả năng ức chế quá trình proxy hóa chất béo. Một số thành phần như caffeoyl-d-glucopyranose còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, nó cũng hoạt động tương tự như vitamin C. 

Tác dụng của cẩu tích
Vị thuốc cẩu tích

Chống virus

Theo phân tích khoa học, có đến 6 chất chiết xuất được tìm thấy từ củ cẩu tích có khả năng ức chế virus mạnh mẽ. Đặc biệt, chúng có thể hỗ trợ điều trị hội chứng hô hấp cấp tính (SARS-CoV) do coronavirus gây ra với nồng độ ở nồng độ từ 25-200 μg/mL.

Tìm hiểu: Xuyên tâm liên – Kháng sinh thực vật dùng để điều trị COVID-19

Đặc tính chống ung thư tiền liệt tuyến

Theo một vài nghiên cứu gần đây, trong cẩu tích chứa một số dược chất có khả năng ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Nhiều phân đoạn trong phần rễ cây còn thể hiện ảnh hưởng nội tiết tố lên các nhóm tế bào ung thư PC-3 và LNCaP. 

Đặc tính bảo vệ gan

Công dụng chính của cẩu tích là bổ gan. Thành phần Onychin trong thân rễ dược liệu có tác dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương do lipid peroxide gây ra. Theo đó, nếu không kiểm soát lipid peroxide, hệ thống enzyme quan trọng của cơ thể có thể bị tiêu diệt, làm gan tổn thương, đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Khi làm thí nghiệm trên loài chuột, kết quả cho thấy, chiết xuất từ thảo dược có công dụng đáng kể trong việc giảm lượng lipid peroxide malondialdehyde trong gan. 

cẩu tích mua ở đâu
Cẩu tích khô thái lát

Xem thêm: Cây trinh nữ – “Nàng xấu hổ” chữa xương khớp thần kì.

Trong y học cổ truyền

Theo các nghiên cứu trong Y học cổ truyền Trung Quốc, cẩu tích có vị đắng, tính bình, quy vào gan, thận, chủ trị đau thắt lưng, phong tê thấp, mỏi gối, thận yếu,…

Ngoài ra, người ta còn sử dụng củ cẩu tích để điều chế thuốc an thần, chống viêm và giảm đau. Phần lông màu vàng bao quanh rễ còn có tác dụng cầm máu vết thương.

Cẩu tích là gì?
Cẩu tích khô

Mua cẩu tích

Các tác dụng khác của cẩu tích

Ngoài công dụng làm thuốc trị bệnh, ở các nước Đông Nam Á, cẩu tích còn dùng làm thực phẩm. Các lớp lông màu vàng bao quanh củ được dùng để nhồi đệm hoặc làm vật liệu đóng gói. Ngày nay nhiều người trồng cẩu tích để làm cảnh, lọc không khí, một số bộ phận được dùng để trang trí.

Bị tê thấp? Tìm ngay: Cây cơm rượu – Thần dược trị tê thấp, tiểu đường

Một số bài thuốc từ cây cẩu tích

Vì có tác dụng quy vào 2 kinh can, thận nên cẩu tích chủ yếu được dùng trong nhiều bài thuốc bổ can thận và chữa các chứng bệnh liên quan tới 2 cơ quan này. Mời bạn tham khảo một số bài thuốc hay, có tác dụng trị bệnh từ dược liệu cẩu tích:

Trị tiểu tiện nhiều, đau ngang lưng

Bài thuốc từ cẩu tích và các dược liệu khác có tác dụng trị đau nhức lưng, tiểu nhiều và giúp bổ can thận. Có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Chuẩn bị cẩu tích, thục địa mỗi thứ 16g; thỏ ty tử, ngưu tất, sơn thù du, đỗ trọng, lộc giao (nhung hươu khô), mỗi vị 12g. Sắc nước uống, dùng mỗi ngày.

Bài 2: Chuẩn bị cẩu tích 15g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g, mộc qua 6g, sinh mễ nhân 12g và 2 lít nước. Sắc thuốc đến gần cạn, còn khoảng 500ml. Chia làm 3 lần và uống trong ngày. Có thể cho thêm rượu để uống.

Cẩu tích dược liệu
Cẩu tích trị đau ngang lưng

Trị suy gan, thận, chân đau do phong thấp

Để chữa suy gan, suy thận hoặc chân đau do phong thấp. Dùng bài thuốc sau: 

Lấy rễ lông cu li, hoàng kỳ, đan sâm, mỗi vị 30g; đương quy 25g; phòng phong 15g; 1 lít rượu trắng. Đem nguyên liệu ngâm với rượu, ủ khoảng 5 – 6 ngày rồi chắt lấy nước uống.

Tìm hiểu: Hoài sơn (khoai mài) – Bồi bổ tỳ vị, chữa hư nhược

Trị mỏi gối, đau lưng do thận âm hư

Bài thuốc: Lấy rễ lông cu li, đương quy, thỏ ty tử, phục linh với lượng bằng nhau. Nghiền tất cả thành bột, cho thêm mật ong, vò thành viên. Mỗi lần uống 1-2 viên với nước ấm, ngày uống 3 lần.

Trị viêm cột sống có gai do gan thận bất túc

Để chữa bệnh này, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau: 

Chuẩn bị: 15g cẩu tích, thỏ ty tử, đỗ trọng, lộc giao, ngưu tất, sơn thù du mỗi vị 10g; thục địa 15g. Đem dược liệu sắc cùng nước trong khoảng 20 phút. Chia thành 3 phần và uống trong ngày.

Bài thuốc trên ngoài dùng để chữa đau cột sống, còn có tác dụng trị bệnh tiểu tiện nhiều, rất bổ ích cho thận.

Trị đau nhức tất cả các khớp xương

Chuẩn bị: Rễ lông cu li 30g; ngưu tất, huyết giác, cốt toái bổ, độc hoạt, mỗi vị 20g; cốt khí củ, đan bì, sinh địa, mạch môn, mộc qua, mỗi vị 15g. Nếu khớp bị sưng kèm sốt thì thêm 6g bạch chỉ và 12g hoàng đằng. Còn nhức mỏi hay đau lưng, lấy thêm hà thủ ô, củ ba kích và tục đoạn mỗi vị 12g.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi sắc uống mỗi ngày. 

công dụng của cẩu tích
Công dụng của cẩu tích trị đau nhức, mạnh gân xương

Khớp sưng phát cước, tê buốt

Chuẩn bị: Cẩu tích, thiên niên kiện, bạch chỉ, độc hoạt, thương thuật, cốt toái bổ, mỗi thứ 15g; tô mộc, tùng hương (hoặc nhũ hương), xuyên khung, quế chi mỗi vị 8g; cam thảo, chế phụ tử, mỗi thứ 6g; bạch truật 18g.

Cách thực hiện: Sắc dược liệu với 1.5 lít nước, uống ngày 2 lần. Sử dụng theo liệu trình, cách 2 ngày dùng 1 thang thuốc.

Trị chứng đái dắt, tiểu tiện không tự chủ, lưng đau buốt

Chuẩn bị: Rễ lông cu li 16g, thục địa 16g, cao ban long, đỗ trọng, thỏ ty tử, ngưu tất, sơn thù du, mỗi vị 12 gam.

Cách thực hiện: Lấy cao ban long để riêng, còn các loại dược liệu khác đem sắc lấy nước. Sau khi thuốc sắc xong, cho cao ban long vào, uống hết trong ngày.

Vị thuốc cẩu tích
Cẩu tích trị chứng đái dắt

Mua cẩu tích

Trị chứng di tinh, tiểu nhiều lần, thận hư yếu, đau lưng mỏi gối

Kiên trì sử dụng bài thuốc sau, các chứng bệnh sẽ thuyên giảm:

Chuẩn bị: cẩu tích khô 20g, đỗ trọng 15g, dây tơ hồng 15g, thục địa 15g, kim anh 15g. Sắc thuốc với 1,5 lít nước, đun đến khi gần cạn còn khoảng 200ml nước. Chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày. 

Trị bại liệt co quắp, chân tay yếu mỏi, đau nhức khớp xương do phong thấp

Bài thuốc: Cẩu tích 20g, cốt toái bổ, tục đoạn, mỗi vị lấy 10g; độc hoạt 12g; bạch chỉ, xuyên khung mỗi vị 4g. Đem nguyên liệu rửa thật sạch, rồi sắc với 1 lít nước. Uống mỗi ngày, kiên trì dùng bệnh sẽ khỏi. 

Trị chứng khí huyết không thông

Bài thuốc: Lấy thục địa, hổ cốt, đương quy, tang chi, tùng tiết, quế chi, mộc qua, tần cửu, rễ cẩu tích, ngưu tất mỗi vị 12 gam. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.

Trị chứng bại liệt ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Cương tàm 60g; thỏ ty tử 60g; mã tiền tử, mộc qua, dâm dương hoắc, ngưu tất, xuyên tỳ giải, ngô công, ô xà nhục, đương quy, tục đoạn, mai mực, cẩu tích, nhục thung dung mỗi thứ 30g.

Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán bột mịn. Sau đó đem dâm dương hoắc sắc lấy nước, trộn với thuốc bột làm thành viên. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần lấy 1 – 2g thuốc, uống cùng nước ấm. Nếu cơ thể trẻ yếu, nên giảm lại liều lượng để dùng.

Chữa chân tay tê buốt do hàn thấp hoặc phong thấp

Để chữa các bệnh về phong thấp, có thể sử dụng các bài thuốc sau. Nên kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 1: Cẩu tích 16g, chế ô đầu 12g, tỳ giải 12g, tô mộc 8g. Tán dược liệu thành bột. Mỗi lần dùng 6-8g uống với nước ấm, ngày 2 lần. Có thể sắc uống.

Bài thuốc 2: Cẩu tích, ngưu tất, hải phong đằng, tang chi, tùng tiết, mộc qua, tục đoạn, quế chi, tần giao, đương quy, hổ cốt mỗi thứ 12g; thục địa 20g. Rửa sạch nguyên liệu, sắc thuốc uống. Có thể thêm rượu để uống cùng.

Trị đau nhức lưng, khớp chân khó cử động

Bài thuốc 1: Lấy cẩu tích, nhục quế, đỗ trọng, khương hoạt mỗi vị 30g; ngưu tất, tỳ giải, chế phụ tử mỗi thứ 50g; tang ký sinh 40g; rượu trắng 1.5 lít. Ngâm dược liệu 1 tuần, lọc phần nước trong để uống.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị cẩu tích, khương hoạt, đỗ trọng, tang ký sinh, quế tâm, chế phụ tử, mỗi vị 30g; tỳ giải và ngưu tất mỗi thứ 45g; rượu trắng 2.5 lít. Ngâm khoảng 1 tuần, lọc lấy nước uống.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xơ cứng mạch và tai biến mạch máu não

Bài thuốc: Lấy cẩu tích, đỗ trọng, linh chi, đơn bì, hoàng tinh, kê huyết đằng, thỏ ty tử, thạch xương bồ. Sắc thuốc với nước, uống mỗi ngày. Tùy theo tình trạng bệnh, liều lượng có thể tăng, giảm để dùng cho phù hợp.

Dược liệu cẩu tích
Cẩu tích hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Bổ thận tráng dương trị chứng xuất tinh sớm và thận hư yếu

Bài thuốc: Chuẩn bị cẩu tích 15g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, kim anh tử, dây tơ hồng mỗi vị 8g. Rửa sạch dược liệu, đem đi sắc thuốc, uống trong ngày. Nên dùng thuốc theo liệu trình, khi bệnh đã thuyên giảm nên ngưng sử dụng.

Trị chứng viêm khớp và phong tê thấp

Bài thuốc: Lấy cốt toái bổ, cẩu tích, tỳ giải, thổ phục linh, cỏ xước, thiên niên kiện, rễ uy linh tiên mỗi vị từ 10 – 15g. Rửa sạch dược liệu, đem sắc lấy nước uống. Dùng mỗi ngày 2 lần.

Trị chứng tê mỏi chân tay, đau nhức lưng

Để chữa chứng tê mỏi chân tay, đau lưng, dùng bài thuốc sau: Lấy cẩu tích và đỗ trọng mỗi thứ 12g; sa uyên tử 15g. Đem tất cả dược liệu sắc cùng với 1.5 lít nước, sắc đến khi còn 300ml thuốc thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 lần, uống trong ngày. Dùng theo liệu trình 15 ngày, sẽ thấy hiệu quả.

Trị đau mỏi xương khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường hay mắc nhiều bệnh, nhất là bệnh đau mỏi xương khớp. Dùng cẩu tích kết hợp với các vị thuốc khác sẽ giúp bổ gân cốt, chứng đau mỏi khớp cũng giảm dần.

Chuẩn bị: Khương hoạt, nhục quế mỗi vị 20g; tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 20g; tang ký sinh 15g, 1.5 lít rượu trắng 40 độ.

Cách thực hiện: Đem dược liệu sơ chế qua nước rồi cho vào bình ngâm rượu. Ủ trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày trước khi ngủ, hãy uống 1 ly nhỏ. Dùng theo liệu trình, đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng sử dụng.

Cẩu tích là cây gì?
Cẩu tích trị đau nhức xương khớp 

Ôn bổ thận dương, trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu tiện nhiều

Chuẩn bị: Cẩu tích, ba kích, hoài sơn, sừng nai, tục đoạn, liên nhục (hạt sen), sâm bố chính, mỗi thứ 1kg; đậu đen 1.5kg; hoàng tinh 500g; hạt tơ hồng 200g.

Cách thực hiện: Lấy ba kích, đậu đen đem ướp muối rồi sao vàng. Sừng nai đắp đất sét, đem nung. Các dược liệu còn lại nghiền thành bột mịn. Trộn đều hỗn hợp, làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng từ 8 – 12 gam, ngày 2 lần. 

Trị chứng đau thần kinh tọa

Bài thuốc: Chuẩn bị tỳ giải, đỗ trọng, cẩu tích, bạch linh, mỗi thứ 40g; thiên hùng 20g; hà thủ ô 20g, cùng với trạch tả 20g. Đem nguyên liệu tán thành bột. Mỗi lần dùng 8 – 10g, uống với nước cơm.

Một số cách sử dụng cẩu tích hiệu quả

Bên cạnh việc trị bệnh bằng cách sắc thuốc, ngâm rượu hoặc nấu cao để uống. Cẩu tích còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực nữa đấy. Một điều đặc biệt là bạn còn có thể sử dụng món ăn từ cẩu tích để hỗ trợ trị bệnh, nếu không muốn dùng thuốc. 

Rượu cẩu tích chữa đau lưng mỏi gối do phong thấp

Chuẩn bị: 1 lít rượu 30 – 40 độ; 0,5kg mỗi vị cẩu tích, ngũ gia bì, ngưu tất, đỗ trọng, uy tinh tiên, tục đoạn.

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu ngâm cùng với rượu, bảo quản kỹ trong khoảng 1 tuần. Sau thời gian đó, chắt hỗn hợp lấy nước uống. Mỗi lần uống 20 – 50ml, dùng sáng và chiều. 

Cây cẩu tích có tác dụng gì?
Cẩu tích dược liệu

Canh cẩu tích trị đau nhức cột sống lưng, di niệu và tiểu tiện nhiều

Chuẩn bị: Củ cẩu tích khô, đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 15g cùng với 200g thịt nạc (bò, lợn). 

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cho cẩu tích và đỗ trọng vào túi vải, đun lấy nước. Tiếp đến cho hoài sơn và thịt nạc vào phần nước trên. Rồi nấu thành canh, nêm nếm gia vị cho phù hợp. Với món ăn này bạn có thể dùng mỗi ngày. 

Lưu ý khi sử dụng cẩu tích chữa bệnh

  • Thận trọng khi sử dụng cẩu tích với những người bệnh thận có nhiệt, người nước tiểu vàng, âm hư, khô miệng.
  • Người đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Cẩu tích có thể tương tác với các thực phẩm chức năng và các thành phần dược liệu khác. Do đó nên sử dụng cách nhau ít nhất 1 giờ.
  • Các bài thuốc tổng hợp từ kinh nghiệm dân gian nên chỉ dùng để tham khảo. Trước khi quyết định sử dụng nên trao đổi với thầy thuốc.

Cẩu tích mua ở đâu uy tín, chất lượng?

Cẩu tích là vị thuốc quý, đem lại nhiều giá trị cho sức khoẻ, đặc biệt là tác dụng bổ can thận và chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, hiện nay cây thuốc rất khan hiếm nên không dễ tìm mua.

Thảo dược An Quốc Thái là gợi ý đáng tham khảo để mua cẩu tích. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các loại thuốc Bắc, thuốc Nam chất lượng, được nhiều người tin tưởng bởi:

  • Kinh nghiệm hơn 30 năm trong phân phối các vị thuốc Đông y
  • Đảm bảo tiêu chí 3 “không”: Không chất bảo quản, không thuốc hoá học, không trộn hàng giả. 
  • Dược liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, giữ trọn vẹn dược tính, hiệu quả cao.
  • Giá bình dân, phục vụ vì người nghèo.
Mua cây cẩu tích ở đâu?
Địa chỉ bán cây cẩu tích chất lượng

Mua cẩu tích

Thông tin mua hàng: 

Thảo dược An Quốc Thái

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
  • Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
  • Website: https://omega3.vn/.
  • Giá bán cẩu tích: 150.000 đồng/kg (hàng khô).

Tóm lại, cẩu tích là vị thuốc thích hợp cho người già thường xuyên đau lưng, tay chân nhức mỏi, hay tiểu đêm, nam giới thận yếu giảm sinh lý. Qua đây, mong rằng bạn sẽ biết cách tận dụng cẩu tích để chữa bệnh hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi, 2004).
  • Dược điển Việt Nam (Nhà xuất bản Y học, 2014).
  • Cibotium barometz (https://www.ncbi.nlm.nih.gov)
  • Cibotium barometz (https://en.wikipedia.org)

Thông tin mua hàng

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM
Giá bán: 150.000 VNĐ/KG
Bài viết liên quan

Gọi ngay