Cây trinh nữ hay cây xấu hổ, mắc cỡ, thường dùng ngâm rượu, sắc thuốc, nấu cao có tác dụng chuyên chữa các bệnh về xương khớp, suy nhược thần kinh, giúp an thần, ngủ ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, cây trinh nữ chữa bệnh gì, cách dùng và bài thuốc trị bệnh như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu chung về cây trinh nữ
Trinh nữ là loài cỏ dại thuộc họ đậu (khác với trinh nữ hoàng cung), lá cụp xuống mỗi khi có người chạm vào nên còn gọi là xấu hổ, chuyên chữa các bệnh xương khớp.
- Tên gọi khác: Cây thẹn, cây xấu hổ, cây mắc cỡ, cỏ trinh nữ, hàm tu thảo.
- Tên gọi khoa học: Mimosa pudica L.
- Danh pháp khoa học: Fabaceae.
- Họ: Họ Ðậu.
- Chi: Mimosa.
Tìm hiểu: Lá nguyệt quế – Loại gia vị nhiều công dụng trị bệnh.
Mô tả hình ảnh
Cây trinh nữ là loài cỏ dại khá quen thuộc với một số đặc trưng như sau:
- Là cây sống ít năm, thân thảo, có gai sắc nhọn, thân nhỏ, có thể dài đến 1.5m, phân thành nhiều nhánh. Có xu hướng mọc thẳng, hướng lên khi mới sinh trưởng. Cây trưởng thành thường mọc trườn sát mặt đất.
- Lá cây có hình lông chim. Khi chạm vào, lá tự động cụp lại, sau vài phút sẽ mở ra. Đây là hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ. Cuống lá có nhiều lông, dài khoảng 4cm, hình chân vịt, gồm khoảng 15 – 20 lá chét.
- Hoa nhỏ hình cầu, màu tím đỏ, có cuống dài, mọc ra từ nách lá. Quả mọc tụ lại thành một chùm, hình ngôi sao, dài khoảng 2mm, rộng khoảng 3mm, có nhiều lông. Tháng 6 – 8 là mùa ra hoa, quả.
Địa điểm phân bố
Cây trinh nữ được biết đến là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Thảo dược phân bố nhiều tại các nước châu Á như Indonesia, Jamaica, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Cây chủ yếu phát triển ở các khu vực yên tĩnh, có bóng râm, dưới gốc cây.
Ở Việt Nam, trinh nữ thường mọc ở bãi đất trống, ven bờ sông, ven đường. Sinh trưởng và phát triển mạnh ở miền Nam.
Xem thêm: Cây nàng hai (tầm ma) – Khắc tinh của đau khớp, viêm khớp.
Thu hái, bộ phận dùng làm thuốc
Tất cả các bộ phận đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Thân, lá, cành dùng làm thuốc, thu hái quanh năm.
Sau khi thu hái, rửa cho sạch bụi bẩn và đất cát, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Để tránh ẩm mốc, thỉnh thoảng đem ra phơi nắng.
Tìm hiểu thêm: Cẩu tích – Bổ can thận, mạnh gân xương.
Thành phần hóa học
Những thành phần hóa học chủ yếu trong cây trinh nữ bao gồm: Acid amin, crocetin, flavonosid, minosin, acid hữu cơ, các loại alcol.
Lá cây chứa thành phần tương tự như selen và adrenaline. Hoạt chất này của cây trinh nữ có tác dụng hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim. Hạt chứa chất nhầy và selen.
Cách dùng, liều dùng của cây hoa trinh nữ
Có thể sử dụng cành, lá trinh nữ ở dạng tươi hay khô đều được. Cây tươi thường giã nát, dùng để giảm đau và cầm máu bằng cách đắp lên vết thương hở. Liều dùng khuyến cáo ở dạng khô (sắc lấy nước) là 6 – 12g/ngày.
Rễ cây có thể mang đi thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, sau đó dùng để sắc lấy nước uống. Các chuyên gia khuyến cáo liều lượng sử dụng rễ cây trinh nữ tối đa là 120g/ngày.
Tìm hiểu: Củ gai – Cứu tinh của bà bầu.
Tác dụng của cây trinh nữ trị bệnh gì?
Trong y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hàn, chủ trị đau xương khớp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giúp chống viêm, lợi tiểu, hạ áp. Y học hiện đại cũng ghi nhận công dụng của cây trinh nữ trong việc điều hòa kinh nguyệt, an thần, chống động kinh, co giật.
Cụ thể, một số công dụng nổi bật của cây trinh nữ như:
- Chống viêm, giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, tê mỏi chân tay do phong thấp.
- Lá và cành hỗ trợ điều trị chứng trằn trọc, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
- Nước sắc trinh nữ giúp ổn định huyết áp.
- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính
- Tiêu tích, lợi tiểu.
- Điều trị viêm da mủ, chấn thương.
- Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.
- Chữa sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi, da nổi mẩn đỏ, chảy nước.
- Chiết xuất từ lá trinh nữ có tác dụng chống động kinh, co giật.
Ứng dụng của cây trinh nữ trong y học hiện đại:
- Tác dụng chống lại nọc độc của rắn: Vào năm 2001, một nghiên cứu tại Đại học Ấn Độ đã chứng minh dịch tiết từ rễ khô của trinh nữ có chứa chất minosa. Hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của các men thường tồn tại trong nọc độc của rắn là protease và hyaluronidase.
- Tác dụng chống co giật: Chiết xuất từ lá trinh nữ có khả năng hỗ trợ chống co giật được gây ra bởi strychnin và pentylentetrazol. Tuy nhiên, đối với những cơn co giật do N-methyl-D-as partate gây ra, không thể chống lại bằng dịch tiết từ lá trinh nữ.
- Tác dụng chống trầm cảm: Chiết xuất từ lá khô của trinh nữ được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc chống lo âu, trầm cảm tương tự như thuốc Tricyclic antidepressant hay Diazepam. Tại Đại học Veracruz (Mexico), tác dụng này đã được nghiên cứu và ghi nhận.
- Tác dụng lên chu kỳ rụng trứng: Tại Đại học Annamalai (Tamil Nadu – Ấn Độ), một nghiên cứu đã chứng minh được thảo dược có khả năng tác động lên chu kỳ rụng trứng.
Xem thêm: Dây đau xương – Thần dược chữa xương khớp hàng đầu.
Kinh nghiệm, bài thuốc sử dụng cây trinh nữ
Theo Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển Cây thuốc Việt Nam”, cây trinh nữ thường được dùng trong các bài thuốc sau:
Hỗ trợ chữa đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm
Chuẩn bị:
- 120g cây trinh nữ khô.
- 3 muỗng rượu trắng
Thực hiện:
- So vàng với rượu cho tới khi thấm đều và khô lại thì ngưng.
- Sắc với 4 chén nước. Đun đến khi cạn còn phân nửa là được, chắt lấy nước thuốc. Sử dụng khi thuốc còn ấm.
- Có thể cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm uống thuốc 2 lần mỗi ngày, dùng 1 chén/lần. Kiên trì sử dụng trong 3 tháng, cảm giác khó chịu và đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng cây trinh nữ chữa xương khớp đau nhức và thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý, lành mạnh.
Chữa đau ngang thắt lưng, đau mỏi gân xương
Bài thuốc: 30g trinh nữ, 20g mỗi vị bưởi bung (cây cơm rượu), 10g mỗi vị rễ đinh lăng, cam thảo đất.
Cách dùng: Trinh nữ sao vàng với rượu gạo, sắc các vị thuốc với 1,5 lít nước, nấu cạn còn 2 chén, chia 2 lần uống hết trong ngày.
Tham khảo: Cây huyết rồng – Thông kinh lạc, trị đau khớp tuyệt hay.
Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc
Công dụng cây trinh nữ giúp làm dịu thần kinh, hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc. Để sử dụng chữa mất ngủ bằng cây trinh nữ, bạn có thể áp dụng một trong hai bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: 20g trinh nữ, 20g cây lạc tiên.
Thực hiện: Sắc thuốc, chắt lấy nước để uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị:
- 30g trinh nữ.
- 20g cúc tần
- 20g chua me đất.
- 15g lạc tiên
- 15g mạch môn.
- 20g thảo quyết minh.
- 20g cây nụ áo hoa tím.
Thực hiện:
- Đem tất cả dược liệu sắc thuốc, chắt lấy nước.
- Hàng ngày, uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Tìm hiểu: Cây đuôi chuột và thực hư tác dụng trị hở van tim.
Chữa tăng huyết áp
Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một trong những bệnh lý phổ biến, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não,… Để điều trị tăng huyết áp, bên cạnh việc xây dựng một lối sống khoa học, bạn có thể sử dụng bài thuốc chứa cây xấu hổ.
Chuẩn bị:
- 5g địa long.
- 6g trinh nữ.
- 6g cùi bông sứ.
- 6g đỗ trọng.
- 6g câu đằng.
- 6g cây kiến cò.
- 6g lá vông nem
- 6g hạt muồng.
- 8g hà thủ ô.
- 8g tăng ký sinh.
Thực hiện:
- Sắc thuốc, chắt lấy nước, uống mỗi ngày.
- Bên cạnh đó, có thể tán tất cả các vị thuốc thành bột mịn, vo thành viên hoàn, uống mỗi ngày.
Sống khỏe với cao huyết áp nhờ Hạt muồng.
Chữa khí hư
Chuẩn bị: Cỏ trinh nữ, cây cơm nguội.
Thực hiện:
- Mỗi thứ 1 nắm, sắc lấy nước uống.
- Liên tục uống 3 lần/ngày, dùng 2 thìa/lần. Trong vòng 7 ngày, sử dụng bài thuốc một cách đều đặn.
Hỗ trợ chữa đầy bụng chậm tiêu
Bạn bị đầy hơi, ăn không tiêu? Hãy thử áp dụng ngay bài thuốc từ cây trinh nữ để khắc phục.
Chuẩn bị:
- 16g trinh nữ
- 16g mạch nha
- 16g bạch thược
- 12g thần khúc
Thực hiện:
- Đem rửa sạch tất cả các dược liệu, sắc thuốc uống.
- Uống thuốc 2 lần/ngày sau bữa ăn. Để thấy được hiệu quả điều trị, cần đều đặn sử dụng bài thuốc trong vòng 3 – 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Chuẩn bị:
- 20g trinh nữ khô
- 10g câu đằng
- 10g địa long.
Thực hiện:
- Đem rửa sạch dược liệu, sắc thuốc uống trong ngày.
- Nên uống thuốc khi chuẩn bị xuất hiện cơn co giật.
Mua tam thất Bắc? Xem thêm: Tam thất Bắc giá bao nhiêu?
Lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ
Nhìn chung trinh nữ là vị thuốc lành tính, ít độc, hầu như không gây tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sử dụng cây trinh nữ trị bệnh gì, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Người thiên hàn và suy nhược cơ thể nên thận trọng khi sử dụng vị thuốc này.
- Không dùng dược liệu cho phụ nữ đang mang thai.
- Không kết hợp trinh nữ với cây Mimosa.
- Tham khảo tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Mua cây trinh nữ ở đâu, giá bao nhiêu?
Cây trinh nữ đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, đặc biệt trong điều trị bệnh về xương khớp, thần kinh. Hiện nay, bạn có thể mua cây trinh nữ làm thuốc tại các nhà thuốc Đông y, cửa hàng cung cấp thuốc Bắc, thuốc Nam như Thảo dược An Quốc Thái.
Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ phân phối hơn 1000 vị thuốc Đông y, trong đó có cây trinh nữ. Là đơn vị cung cấp thuốc Bắc, thuốc Nam chất lượng, được nhiều người tin tưởng bởi:
- Uy tín hơn 30 năm trong phân phối các vị thuốc Đông y
- Đảm bảo tiêu chí 3 “không”: Không chất bảo quản, không thuốc hoá học, không lẫn tạp chất.
- Cây trinh nữ (mắc cỡ) được chọn lọc kỹ lưỡng, sạch sẽ.
- Giá bình dân, phù hợp với túi tiền người nghèo.
Liên hệ đặt hàng:
Thảo dược An Quốc Thái
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM
- Đặt mua: 0926456456
- Website: https://omega3.vn/
- Giá bán: 100.000 đồng/kg (cây khô).
Như vậy, trinh nữ là vị thuốc có tác dụng rất tốt trong chữa đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh, cao huyết áp. Qua đây, bạn cũng đã biết cây trinh nữ có tác dụng gì, cũng như cách dùng, bài thuốc chữa bệnh từ trinh nữ.
Chúc bạn áp dụng thành công và chữa bệnh có hiệu quả.
Nguồn tham khảo
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam ( TS Võ Văn Chi)
- Trinh nữ (https://vi.wikipedia.org/)
- Mimosa pudica L. (Laajvanti): An overview (https://www.ncbi.nlm.nih.gov)
- 16 Health benefits of Sensitive plant (https://www.healthbenefitstimes.com)
- Does Tepezcohuite Have Medicinal Properties? Uses, Benefits, and Downsides (https://www.healthline.com/)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng