Đỗ trọng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y chữa chứng thận hư, xương khớp, liệt dương, hiếm muộn, vô sinh ở nam lẫn nữ.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin đầy đủ về tác dụng của đỗ trọng, cũng như các bài thuốc hay từ dược liệu này.
Xem ngay: Xuyên tâm liên: Kháng sinh thực vật dùng để điều trị COVID-19.
Đỗ trọng là gì?
Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia Ulmoides. Trong Đông y, nó còn được gọi với các tên khác như: Mộc miên, Miên hoa, Tư trọng, Tư tiên,… Đây là 1 trong 50 vị thuốc quý của y học cổ truyền Trung Quốc và cổ truyền Châu Á.
Dược liệu được biết đến tại nước ta thông qua các thầy thuốc người Hoa, thường thấy trong các bài thuốc trị chứng thận hư, đau lưng, các bệnh về sinh lý/sinh sản ở nam và nữ giới.
Mô tả hình ảnh
Đỗ trọng là thực vật thân gỗ, cây trưởng thành có chiều cao từ 15m – 20m, đường kính thân cây từ 33cm – 50cm. Lá thuộc loại lá đơn, hình trứng, mép lá có răng cưa.
Theo các nhà thực vật học, cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này di thực sang Việt Nam. Được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, giáo ranh giới Việt – Trung như Sapa, Lào Cai, Lai Châu,…
Xem thêm: Ngũ gia bì (cây chân chim) – Thuốc làm mạnh gân xương.
Cây đỗ trọng có mấy loại?
Trong Đông y, đỗ trọng được chia làm hai loại là đỗ trọng Bắc (Bắc đỗ trọng) và đỗ trọng Nam. Để phân biệt, người ta dựa vào đặc điểm phần vỏ cây – Đây cũng chính là phần dùng làm thuốc:
– Đỗ trọng Bắc: Vỏ dẹt và phẳng, mặt ngoài có nhiều nếp nhăn dọc, có màu nâu xám hoặc nâu vàng. Mặt trong nhẵn, màu tím đen. Vỏ cây đỗ trọng Bắc giòn, dễ bẻ. Khi bẻ có nhiều tơ nhựa trắng đàn hồi. Có mùi thơm nhẹ như mùi quế, vị hơi đắng.
– Đỗ trọng Nam: Vỏ thường cuộn cong lại như hình lòng máng. Mặt ngoài có nhiều đường nứt, có màu nâu hoặc vàng sáng. Mặt trong nhẵn, vỏ cứng và khó bẻ hơn. Khi bẻ ít tơ nhựa, đàn hồi kém. Không có mùi, vị hơi nhạt và chát.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến đỗ trọng Bắc. Bởi nó là dược liệu quý, cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn loại còn lại.
Xem thêm: Ba kích – Có thật sự cường dương 30 giờ?
Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần hóa học có lợi đa phần tập trung ở vỏ cây. Vỏ đỗ trọng chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, hạ huyết áp, giảm đau, tốt cho thận như: Gutta – Percha, Alkaloids, Glycoside, Potassium, Geniposidic Acid, Ulmo Prenol, Aucubin. Syringaresinol, Pinoresinol, Epi Pinoresinol, 1- Hydroxy Pinoresinol, Vanilic Acid, Ursolic Acid, Sitosterol, Daucosterol, Vitamin C.
Ngoài ra còn chứa các Albumin chất béo, chất màu, tinh dầu và các muối vô cơ.
Thu hái và chế biến đỗ trọng
Thu hái dược liệu:
Người ta tách lấy vỏ đỗ trọng để làm thuốc, thường được thu hoạch vào mùa hè (khoảng tháng 4 và tháng 5).
Dược liệu tốt thường là những cây to, khoảng 10 năm tuổi. Cưa xung quanh vỏ cây thành các đoạn dài ngắn tùy ý. Sau đó dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để dễ bóc vỏ. Để cây không chết mà vẫn phát triển tiếp nhằm thu hoạch vào lần sau, người ta chỉ bóc ⅓ lớp vỏ của cây.
Chế biến:
Sau khi thu hái, vỏ cây đem về luộc với nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng, có lót rơm bên dưới, dùng dụng cụ nén chặt bên trên cho vỏ phẳng, xung quanh phủ kín rơm để ủ cho nhựa chảy ra.
5 – 7 ngày sau, nếu thấy vỏ cây chuyển thành màu tím thì ngừng ủ và đem ra phơi, sau đó cạo sạch lớp vỏ bên ngoài cho nhẵn bóng rồi cắt thành từng miếng.
Mùi vị:
Dược liệu Đỗ trọng có tính ấm, gần như không mùi, uống vào có vị ngọt, hơi cay.
Bảo quản:
Vỏ cây đỗ trọng sau khi chế biến phải được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, nếu để ở nơi ẩm ướt sẽ dễ bị biến chất. Khi thấy mốc mọt phải đem phơi nắng ngay.
Xem thêm: Minh Mạng thang – Ông uống bà khen, cả xóm thèm.
Công dụng của đỗ trọng
Theo y học cổ truyền, công dụng của đỗ trọng giúp cường gân cốt, bổ can thận, ích tinh khí, cường chí, dưỡng huyết, an thai, làm ấm tử cung,…. Thường dùng để trị các chứng bệnh như:
- Chữa đau nhức cột sống, nhức mỏi chân tay/đầu gối, thoát vị địa đệm,…
- Đau lưng, chóng mặt, đau đầu do thận hư.
- Tiểu đêm, tiểu són, tiểu gắt.
- Các bệnh về sinh lý như liệt dương, rong kinh, đau bụng kinh, co thắt tử cung,… hoặc các bệnh về sinh sản như động thai, trụy thai, thai lậu,…
Theo nghiên cứu dược lý học hiện đại, đỗ trọng có công dụng:
- Kháng khuẩn, ức chế cầu khuẩn, trực khuẩn li/coli/bạch cầu/mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn dung huyết B.
- Hạ huyết áp, giúp giãn cơ trơn mạch máu.
- Hạ Cholesterol huyết thanh, giúp giãn mạch và tăng lưu lượng máu động mạch vành.
- Kháng viêm, tăng cường hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
- Tăng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào.
- Giảm đau, chống co giật.
- Hỗ trợ điều trị chứng thận hư.
- Giúp cầm máu và lợi tiểu.
Tìm hiểu thêm: Lá dâm dương hoắc – Thuốc bổ tăng “bản lĩnh” đàn ông.
Các bài thuốc chữa bệnh từ đỗ trọng
Đỗ trọng có thể dùng dưới dạng sắc uống, nấu cao, tán thành bột mịn để làm viên hoàn hoặc dùng ngâm rượu. Tùy vào từng chứng bệnh mà cách dùng và liều lượng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến trong dân gian.
Trị chứng đau lưng do thận hư
Bài thuốc 1:
Đem các loại dược liệu với liều lượng sau tán thành bột mịn: đỗ trọng, ngưu tất (cỏ xước), thỏ ty tử, cỏ roi ngựa, cây chìa vôi, nhục thung dung, hồ lô ba, bổ cốt chỉ, tỳ giải, phòng phong, đương quy, bạch tật lê, mỗi vị 15g; nhục quế 8g.
Cách dùng:
- Lấy 1 đôi bồ dục lợn (cật lợn) đem rửa sạch, sau đó nấu chín rồi nghiền nát và phơi khô.
- Trộn với bột các dược liệu vừa tán khi nãy. Sau đó trộn mật làm thành viên.
- Dùng 10g dược liệu chiêu cùng nước sôi, uống mỗi ngày 2 lần đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc 2:
Có thể lấy đỗ trọng ngâm rượu cùng với đan sâm, xuyên khung, tế tân và quế tâm. Uống mỗi ngày 5ml.
Trị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống
Bài thuốc 1:
Dùng 3kg đỗ trọng, ngâm với 2 lít rượu nếp trắng trong 7 – 10 ngày. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 15ml.
Bài thuốc 2:
Có thể dùng đỗ trọng để nấu với thịt thăn lợn, chỉ ăn phần thịt lợn, mỗi ngày ăn 2 lần, làm liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
Đau xương khớp? Tìm ngay: Cây lá lốt – Vị thuốc chữa đau nhức kỳ diệu.
Đau cột sống và đau ngang thắt lưng do phong hàn
Cắt nhỏ 640g đỗ trọng rồi đem sao với 3 chén rượu trắng, sau đó ngâm rượu trong 10 ngày. Uống mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 ly nhỏ 20ml.
Bài thuốc đỗ trọng điều trị cao huyết áp
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị 16g đỗ trọng, 20g mẫu lệ sống, 16g tang ký sinh, 12g cúc hoa và 12g câu kỷ tử. Đem tất cả dược liệu sắc lên uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị 80g đỗ trọng, 80g hạ khô thảo, 40g thục địa và 40g đơn bì. Đem tán tất cả dược liệu thành bột rồi vo thành viên. Uống với nước ấm mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 12g.
Xem ngay: Sống khỏe với cao huyết áp nhờ Nụ hoa hòe.
Bài thuốc trị di tinh, liệt dương
Bài thuốc 1: Cố bản thập bổ hoàn (Hải thượng Lãn Ông)
Dùng 160g đỗ trọng, 230g thục địa, 80g lộc nhung (nhung hươu); 160g mỗi vị câu kỷ tử, thỏ ty tử, sơn dương, sơn thù, ngưu tất, mạch môn và 40g ngũ vị tử.
Tán tất cả dược liệu thành bột mịn rồi trộn với mật làm viên uống, mỗi lần dùng 12g, uống 2 lần/ngày với nước muối nhạt.
Bài thuốc 2: Bát vị hoàn (của Danh y Hải Thượng Lãn Ông)
Chuẩn bị: 320g thục địa, 240g hoài sơn, 160g bạch linh, 120g đỗ trọng, 120g đơn bì, 200g sơn thù, 550g nhục thung dung, 120g trạch tả.
Các vị thuốc phơi khô, nghiền thành bột mịn, riêng thục địa nấu cao, pha với mật ong. Trộn các dược liệu, vo thành viên, cứ 10g/viên. Mỗi ngày chia uống sáng, chiều, mỗi lần 2 viên.
Dùng được cho cả nam bị dương nuy (liệt dương) lẫn nữ bị đới hạ (khí hư), khó có thai, băng lậu,…
Bài thuốc 3:
Xát muối rồi rửa sạch 200g gan lợn, sau đó đem cắt nhỏ. Đem gan lợn vừa cắt cho vào nước nấu cùng với 50g đỗ trọng và 20g nhãn lồng.
Khi gan đã nấu nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Ăn cả nước lẫn cái, dùng liên tục trong nhiều ngày để ích tinh.
Trị chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị đỗ trọng tươi 80g, hạ khô thảo 80g, thục địa và đơn bì, mỗi vị 40g. Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột làm viên, uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 12g.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị đỗ trọng, tang ký sinh mỗi vị 16g; cúc hoa và câu kỷ tử mỗi vị 12g; mẫu lệ sống 20g. Tất cả các dược liệu đem đi sắc lên uống.
Xem thêm: Cây huyết dụ – Thần dược cho người bệnh về máu huyết.
Trị chứng hen phế quản (giai đoạn ổn định)
Chuẩn bị đỗ trọng 60g; mạch môn, ngưu tất, nhau thai khô, thiên môn 40g mỗi vị; thục địa 80g; quy bản (mai rùa), hoàng bá, 60g mỗi vị. Đem tất cả tán thành bột làm viên uống, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 10g.
Bài thuốc trị đau bụng kinh từ đỗ trọng
Bài thuốc 1:
Đem các vị thuốc với liều lượng sau đây sắc lên uống: xuyên khung, hương phụ, đỗ trọng, bạch thược, phục linh, đương quy 8g mỗi vị; cam thảo 4g; bạch truật, tục đoạn, đảng sâm, thục địa 12g mỗi vị.
Bài thuốc 2:
Đem các vị thuốc với liều lượng sau đây sắc lên uống: ngải cứu, đỗ trọng, đương quy, a giao, xuyên khung 8g mỗi vị; đảng sâm 16g; thục địa, hoàng kỳ, phá cố chỉ, bạch truật và hoài sơn 12g mỗi vị.
Bài thuốc chữa động thai, phòng ngừa sảy thai
Thai 2 – 3 tháng mà bị động:
Lấy đỗ trọng tẩm với nước gừng, sao cho đứt tơ nhựa, sau đó cho thêm xuyên tục đoạn (đã tẩm rượu) rồi tán cả 2 thành bột mịn. Dùng nhục táo nấu kỹ lấy nước để trộn bộ vo thành viên. Uống cùng với nước cơm mỗi ngày 10g.
Chữa chứng quen hư thai (thai 4 – 5 tháng là sảy, khó giữ được):
Trước khi có thai 2 tháng, ngâm 320g đỗ trọng trong nước gạo nếp đã sắc lên cho đến khi hết tơ. Dùng 80g tục đoạn khô tẩm rượu sấy khô tán thành bột, lấy 200g – 240g sơn dược tán bột làm hồ.
Đem tất cả các vị thuốc vo viên lại với nhau, kích thước to bằng hạt ngô đồng, uống 5 – 6 viên/lần khi bụng đói.
Chân tay tê mỏi? Tìm ngay: Cây cơm rượu – Thần dược trị đau xương khớp, tê thấp
Lưu ý khi sử dụng đỗ trọng chữa bệnh
Mặc dù đỗ trọng là vị thuốc bắc lành tính và có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh tác dụng phụ không mong muốn:
- Không dùng chung với xà thoái và huyền sâm.
- Người không có chứng can thận hư hoặc người có chứng âm hư hỏa vượng thì không được dùng.
- Không dùng cho người bị máu khó đông, khó cầm máu.
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đỗ trọng mua ở đâu chất lượng, uy tín?
Hiện nay, người bệnh có thể đến các tiệm thuốc Bắc, thuốc Nam hay các nhà thuốc Đông y để mua đỗ trọng.
Một địa chỉ cung cấp dược liệu tự uy tín, đáng để tham khảo chính Thảo dược An Quốc thái. An Quốc thái là nơi phân phối thuốc Nam, thuốc Bắc có uy tín, truyền thống hơn 30 năm tại Sài Gòn.
Nếu có nhu cầu mua đỗ trọng làm thuốc, vui lòng liên hệ:
Thảo dược An Quốc Thái
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0926.456.456.
- Website: Caythuoc.vn
- Giá bán: 250.000 đồng/kg.
Hãy thường xuyên theo dõi https://omega3.vn/ để biết thêm các thảo dược hay, vị thuốc quý, cũng như các mẹo làm đẹp, mua sắm, phương pháp thẩm mỹ an toàn, giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng