Cây huyết dụ: Thần dược chữa các bệnh về máu, bổ huyết

Cây huyết dụ có màu đỏ tía đặc trưng, ngoài trồng làm cảnh, nó còn được biết đến là “thảo dược vàng” trong làng trị bệnh, đặc biệt là các bệnh thuộc về máu huyết. Nếu nhà bạn có trồng huyết dụ, đừng bỏ qua tác dụng, cách dùng, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của nó.

Cây huyết dụ
Cây huyết dụ

Xem ngay: Xuyên tâm liên: Kháng sinh thực vật dùng để điều trị COVID-19.

Cây huyết dụ là cây gì?

Cây huyết dụ (tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth), được biết đến với nhiều tên gọi khác như: phát dụ, long huyết, thiết thụ, phất dũ,…

Theo các nhà nghiên cứu thực vật học, có đến 3 loại huyết dụ trong tự nhiên:

  • Huyết dụ đỏ (hai mặt lá đều màu đỏ).
  • Huyết dụ xanh (hai mặt lá có màu xanh).
  • Huyết dụ lá một mặt xanh một mặt đỏ. 

Trong Đông y, huyết dụ đỏ chứa nhiều dược chất nhất nên dùng làm thuốc, 2 loại còn lại chủ yếu trồng làm cảnh.

Đặc điểm cây huyết dụ

Huyết dụ đỏ làm thuốc khá giống với thài lài tía, để nhận biết cây thuốc trong tự nhiên, bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:

Mô tả hình ảnh

Là cây thân thảo, trồng lâu năm, cao khoảng 1m đến 3m, không phân nhánh và mang nhiều đốt sẹo. huyết dụ màu đỏ tía hoặc màu xanh, mọc chủ yếu ở phần ngọn cây và có hình lưỡi kiếm. Phiến lá dài từ 20cm đến 50cm và rộng khoảng 5cm đến 10cm. 

Hoa màu trắng pha chút tím, chủ yếu tập trung ở ngọn thân hoặc các cành, thường nở thành cụm, dài khoảng 20 – 40 cm.

Mỗi nhánh mang theo nhiều hoa nhỏ. Hoa có 3 cánh, 3 đài và 6 nhị. Quả huyết dụ có màu đỏ, dạng hình cầu và mộng. Cây ra quả vào thời điểm cuối năm.

Hình ảnh cây huyết dụ
Hình ảnh cây huyết dụ đỏ

Yếu sinh lý? Tìm ngay: Đỗ trọng – Vị thuốc bổ can thận, ích tinh, mạnh gân cốt.

Bộ phận dùng

Cả hoa, lá và rễ của cây huyết dụ đều được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, lá huyết dụ được sử dụng phổ biến hơn so với hoa, rễ.

Nơi sống và thu hái

Huyết dụ rất dễ sống, chịu được khô hạn dù là ở môi trường nào. Do đó, nó mọc hoang ở khắp mọi nơi và người ta trồng làm cảnh.

Mùa hè là thời điểm thu hái lá tốt nhất, tuy nhiên có thể thu hoạch quanh năm, không kể thời tiết hay mùa vụ.

Sau khi hái lá, người ta đem lá đi rửa sạch bụi bẩn, cắt nhỏ rồi phơi khô để dành làm thuốc. Tuy nhiên, cũng có thể dùng tươi để tăng thêm hiệu quả. 

Thành phần hóa học

Lá huyết dụ có chứa các hợp chất như đường, acid amin, phenol, anthocyanin, chất chống oxy hóa. Vì thế, người ta chỉ dùng lá và bỏ qua các bộ phận khác.

Tìm hiểu: Đan sâm – Thuốc bổ máu, chuyên trị các bệnh về tim hiệu quả.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại, cây huyết dụ có một số tác dụng dược lý như: kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng co bóp tử cung và gây độc cho các bào ung thư.

Y học cổ truyền ghi chép, tác dụng của cây huyết dụ giúp bổ máu, dưỡng huyết, chỉ huyết và cả hoạt huyết, thường dùng để chữa rong kinh, tiêu ứ.

Cây huyết dụ có tác dụng gì
Lá huyết dụ khô

Tính vị, quy kinh

Huyết dụ có tính bình, vị nhạt và hơi đắng. Quy vào kinh can, thận.

Công dụng của cây huyết dụ

Huyết dụ là vị thuốc có vị ngọt, tính mát. Có thể nói nó là vị thuốc dành riêng cho phụ nữ với những tác dụng như:

  • Chữa ứ huyết, kinh nguyệt không đều, rong kinh, băng huyết ở phụ nữ.
  • Chữa bệnh lậu, kiết lỵ, khí hư bạch đới.
  • Hỗ trợ điều trị xuất huyết tử cung.
  • Tăng co bóp tử cung.
  • Kháng nấm, kháng khuẩn.

Ngoài ra, y học còn ghi nhận một số công dụng của cây huyết dụ đối với sức khỏe như:

  • Hỗ trợ phòng chống ung thư dạ dày.
  • Cầm máu, trị nôn, ho ra máu.
  • Giảm nhức mỏi xương khớp, chữa cơ thể mệt mỏi và điều trị phong thấp.
  • Chữa kiết lỵ ra máu, tiêu tiểu ra máu.

Xem thêm: Đương quy – Vị thuốc bổ huyết tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ.

Một số bài thuốc sử dụng vị thuốc huyết dụ

Cây huyết dụ có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Khi kết hợp với các vị thuốc khác thường đem lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng cây huyết dụ:

Chữa rong kinh, rong huyết

Rong kinh, rong huyết thường gây ra do nấm, vi khuẩn xâm nhập. Cây huyết dụ có tác dụng tốt trong việc điều hoà nội tiết tố. Giúp ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh nguy hiểm cho phụ nữ. Bài thuốc chữa rong kinh từ huyết dụ như sau:

Chuẩn bị: 20 gam lá huyết dụ tươi, 10 gam rễ cỏ tranh, 8 gam cỏ gừng và đài tồn tại của quả mướp đắng.

Cách dùng: Đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó cho vào ấm đất cùng với 400ml nước, đun lửa nhỏ đến khi sắc còn 100 ml. Uống 2 lần trong ngày.

Cây huyết dụ chữa bệnh gì
Cây huyết dụ chữa rong kinh, bạch đới

Chữa bạch đới, khí hư

Khí hư bạch đới thường gây ra do tỳ hư, thận hư, phong hàn hoặc nạo phá thai. Để chữa khí hư bạch đới kéo dài, chị em có thể làm bài thuốc:

Chuẩn bị: Lá huyết dụ tươi 40 gam lá bỏng 20 gam, cây cơm nguội 20g.

Cách dùng: Cho vào ấm, sắc đến khi nước gần cạn. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 đến 3 lần. Uống hàng ngày khí hư sẽ giảm dần. 

Bị tắc kinh? Tìm ngay: Cây ích mẫu – Thần dược chữa bế kinh, đau bụng kinh.

Chữa chứng sốt xuất huyết

Chuẩn bị: 30 gam lá huyết dụ, 20 gam hạt muồng sao vàng, 20 gam trắc bá sao đen và 20 gam cỏ nhọ nồi.

Cách dùng: Đem các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang chia làm 2 đến 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều

Đây là căn bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Để trị rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể dùng bài thuốc sau:

Chuẩn bị: Lá huyết dụ đỏ và vỏ rễ cây dâm bụt, mỗi vị 30g.

Cách dùng: Đem nguyên liệu phơi khô trong bóng râm, rồi sắc lấy nước uống. Kiên trì uống mỗi ngày 1 lần, đến khi kinh nguyệt đều thì dừng lại.

Chữa ho ra máu

Chuẩn bị: 10 gam huyết dụ đỏ, 8 gam rẻ vàng, 4 gam lá thài lài tía, 4 gam trắc bách diệp sao đen.

Cách dùng: Phơi khô tất cả các nguyên liệu trên. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia làm 2 đến 3 lần để uống trong ngày.

Cây huyết dụ đỏ
Cây huyết dụ chữa ho ra máu

Chữa kiết lỵ ra máu

Kiết lỵ là một bệnh nhiễm trùng đường ruột, thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, thông qua thức ăn chưa được vệ sinh hoặc vệ sinh kém. Để diệt khuẩn, bạn có thể sử dụng lá huyết dụ kết hợp nhọ nồi, rau má:

Chuẩn bị: Lá huyết dụ tươi, rau má, cỏ nhọ nồi (cỏ mực), cỏ sữa, mỗi thứ 20 gam.

Cách dùng: Rửa sạch rồi giả hoặc xay nhuyễn. Cho vào chút nước sôi để nguội và lọc lấy nước của hỗn hợp đó để uống. Dùng 2 đến 3 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Tham khảo: Lá khổ sâm – Khắc tinh hàng đầu của viêm đại tràng, đi ngoài.

Chữa bị thương gây ứ máu, phong thấp

Chuẩn bị: 30 gam lá huyết dụ (có thể dùng hoa và rễ), 15 gam huyết giác.

Cách dùng: Đem nguyên liệu rửa sạch. Sau đó sắc nước uống, tình trạng ứ huyết, đau xương khớp sẽ cải thiện đáng kể.

Chữa chảy máu cam, chảy máu dưới da

Chảy máu cam, chảy máu dưới da thường do viêm xoang, thời tiết thay đổi hoặc thói quen ngoáy mũi làm vỡ thành mạch máu. Sử dụng lá huyết dụ sẽ giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn và tăng độ bền thành mạch. 

Chuẩn bị: 30 gam lá huyết dụ đỏ, 20 gam cỏ nhọ nồi và lá trắc bách diệp 20g.

Cách dùng: Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống.

Lá cây huyết dụ
Cây huyết dụ chữa chảy máu cam

Chữa xuất huyết tử cung, tiêu tiểu ra máu

Chuẩn bị: Lá cây muối, lá nấu, lá tiết dê, mỗi vị 10 gam và 30 gam lá huyết dụ.

Cách dùng: Đem nguyên liệu rửa sạch. Sau đó trụng nhanh qua nước sôi, để vào rổ cho ráo nước. Cho vào cối giã nhuyễn. Lấy phần nước cốt để uống.

Giảm tiểu cầu? Xem ngay: Hoa kim châm – Thần dược giúp tăng tiểu cầu.

Lưu ý khi dùng cây huyết dụ

Nhìn chung, huyết dụ đỏ là vị thuốc nam lành tính, không gây độc. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề như:

  • Tác dụng và hiệu quả của những bài thuốc có sử dụng cây huyết dụ thường chậm hơn so với thuốc Tây. Để thấy được hiệu quả rõ rệt, người dùng cần kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày.
  • Đối với phụ nữ có thai, đã nạo phá thai hoặc sót nhau thai sau khi sinh thì không nên dùng lá huyết dụ tươi.
  • Cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc huyết dụ cho người cao tuổi và trẻ nhỏ. 
  • Cơ địa của mỗi người đều không giống nhau và mức độ bệnh cũng khác nhau. Vì thế, tác dụng thuốc nhanh hoặc chậm là tùy vào tình trạng của cơ thể. Nếu có gặp bất thường trong quá trình sử dụng, người bệnh nên dừng và khai báo ngay với bác sĩ.
  • Nếu mới lần đầu sử dụng, tốt nhất nên tham khảo kỹ tư vấn của thầy thuốc hoặc những người đã từng dùng qua.
Cây huyết dụ chữa bệnh trĩ
Lưu ý khi dùng cây huyết dụ

Mua cây huyết dụ ở đâu?

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy vị thuốc huyết dụ ở nhiều nhà thuốc Đông y và các cửa hàng thảo dược. Tuy nhiên, chất lượng và giá cả có sự khác nhau, khó mà lựa chọn đúng. 

Để tránh gặp tình trạng mua phải hàng giả, kém chất lượng, bạn có thể lựa chọn Thảo dược An Quốc Thái – Địa chỉ phân phối thuốc Bắc, thuốc Nam uy tín hơn 30 năm tại TP HCM.

Thảo dược An Quốc Thái tự tin là địa chỉ bán thảo dược nguyên chất, theo tiêu chí “3 không”: không thuốc hóa học, không chất bảo quản, không pha trộn với cây dại khác, đảm bảo giữ dược tính tự nhiên trọn vẹn 100%. Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi mua về chữa bệnh.

Mua cây huyết dụ ở đâu
Địa chỉ bán cây huyết dụ uy tín

Thông tin liên hệ:

Thảo dược An Quốc Thái

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
  • Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
  • Hoặc mua tại website: https://omega3.vn/.
  • Giá bán cây huyết dụ: 140.000 đồng/kg.

Trên đây là tất cả những thông tin xoay quanh công dụng, cách dùng, bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết cách tận dụng vị thuốc này.

Hãy thường xuyên theo dõi https://omega3.vn/ để biết thêm các bài thuốc hay, vị thuốc quý, cũng như các mẹo làm đẹpmua sắm, phương pháp thẩm mỹ an toàn, giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Thông tin mua hàng

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM
Giá bán: 140.000 VNĐ/KG
Bài viết liên quan

Gọi ngay