Cây nhọ nồi là cỏ mọc dại khá phổ biến ở nước ta. Nhiều người truyền tai nhau rằng, nhọ nồi có rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, đặc biệt là sốt, ho, viêm loét, rong kinh, suy thận,… tuy “nhỏ nhưng có võ” là những gì người đời nói về loài cây này.
Nhọ nồi là cây thuốc của Châu Á, thuộc họ cúc. Được biết đến với tên gọi khác như cây cỏ mực, hạ liên thảo. Đây là loài cây thân thảo thuộc họ nhà cúc, thân cây có lông cứng, ở 2 mặt lá đều có lông, dài khoảng 2cm đến 8cm, rộng khoảng 5m đến 15mm.
Ở Việt Nam, loài cây này thường mọc hoang ở nhiều nơi thuộc các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi cao khoảng 1600m.
Tác dụng của cây nhọ nồi là gì?
Bên trong cây thuốc này có lượng ít tinh dầu, chất gây đắng, tanin, caroten và một loại chất alkaloid hay còn biết đến là ecliptin và còn rất nhiều chất có lợi khác. Ngoài ra, có một số ghi chép cho rằng bên trong cây còn có nicotin. Những chất này có tác dụng giúp chỉ huyết, bổ can thận, lương huyết,…
Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi có tác dụng giúp lương huyết, chỉ huyết, bổ thận. Dùng để điều trị các bệnh như: xuất huyết, khái huyết, chảy máu cam,tiểu tiện hay ra máu, trĩ ra máu hay băng huyết. Ngoài ra, cây nhọ nồi còn hỗ trợ điều trị đau dạ dày, hạ sốt,…
Liều lượng dùng: Một ngày dùng khoảng 6g – 13g là liều vừa đủ ở dạng thuốc sắc nước hoặc dạng thuốc tán. Khi dùng tươi liều lượng khoảng 50g – 100g là được.
Một số công dụng nổi bật của cây nhọ nồi trong y học:
Tác dụng kháng vi sinh vật
Một trong những tác dụng mà được nhiều người biết đến của cây cỏ mật là có nó có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhiều ghi chép cho thấy rằng cây nhọ nồi hoàn toàn có thể giúp kháng vi sinh vật.
Theo các nhà thực vật học, hoạt chất trong lá nhọ nồi có tác dụng chống lại khoảng 9 loại vi sinh vật (vi khuẩn) khác nhau. Trong đó có các loại vi khuẩn bình thường và một số loại nguy hiểm cho chúng ta như tụ cầu khuẩn vàng hoặc E.coli.
Tác dụng của cây nhọ nồi – Giúp giảm đau dạ dày
Nếu như bạn đang bị đau răng thì cây nhọ nồi là một liều thuốc hỗ trợ điều trị thích hợp. Ở Ấn Độ, nhiều người thường dùng nó để trị đau răng. Một vài nghiên cứu đã ghi chép lại rằng các chất như: ethanol, ancaloit trong lá cây có khả năng giảm đau tương đương với các loại thuốc giảm đau như: Codeine hay aspirin.
Ngoài ra, nhọ nồi còn được biết đến như vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả nhờ chứa các hợp chất giảm đau, giảm viêm loét mạnh mẽ như:
- Flavonozit và Carotene: Tác dụng trung hòa lượng acid trong dịch vị dạ dày, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm loét do acid dư thừa quá nhiều.
- Vitamin K: Có chức năng phục hồi tổn thương, viêm nhiễm.
- Tanin: Thành phần quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại.
Cây nhọ nồi có tác dụng gì? Tốt cho tiêu hóa
Theo như các ghi chép về những vị thuốc từ xa xưa của người Ấn Độ, chúng ta có thể dùng cây thuốc này như thức ăn để điều trị các bệnh về dạ dày. Đặc biệt là trong các trường hợp về vấn đề rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Nhờ vào sự dồi dào về các hợp chất hữu cơ và hóa học mà nó có thể giúp cho việc cân bằng của hệ tiêu hóa thuận lợi hơn.
Tốt cho gan
Từ xưa, y học cổ truyền ở Ấn Độ đã chứng minh được những tác dụng có lợi cho gan từ cây nhọ nồi, thậm chí còn có thể chỉ ra được khả năng hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan như: viêm gan, vàng da và giúp giải độc cho gan. Từ các nghiên cứu lớn nhỏ cho thấy tác dụng bảo vệ gan rất tốt từ thảo dược này.
Cây nhọ nồi có tác dụng tốt cho mắt
Cỏ nhọ nồi được ghi nhận là rất giàu carotene (đây là chất giúp chống oxy hóa giúp cho ta có một đôi mắt khỏe mạnh). Theo như các kết quả nghiên cứu y học cho thấy, thì cây nhọ nồi có công dụng giúp vô hiệu hóa những vết thương do những gốc tự do làm ra.
Bên cạnh đó, giúp ngăn chặn các bệnh như mắt bị thoái hóa hay bệnh mắt bị đục thủy tinh thể. Mặc dù vậy, những ghi chép về việc sử dụng cây nhọ nồi có thể giúp thị lực tốt hơn thì không nhiều.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Vị thuốc có tác dụng làm giảm huyết áp và các cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, chưa có nhiều ghi chép và kết quả nghiên cứu chưa có cơ sở nhiều vì hầu như điều là những nghiên cứu nhỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng
Tác dụng của cây nhọ nồi giúp ngừa ung thư
Theo các ghi chép trong y học, nhọ nồi cũng có thể ứng dụng để điều trị một vài loại ung thư. Các hợp chất trong thân và lá nhọ nồi có khả năng ngăn ngừa ung thư đối với các dây chuyền tế bào của ung thư gan.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thảo dược này có thể kiềm hãm hay thậm chí có thể tiêu diệt được tế bào ung thư bằng cách ngăn lại việc phát triển của các tế bào ung thư thông qua việc làm vỡ các phân tử ADN.
Cây nhọ nồi có tác dụng trị bệnh gout
Với hàm lượng hợp chất Flavonoid và Saponin dồi dào, nhọ nồi giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, uống nước cỏ nhọ nồi có khả năng hỗ trợ lợi tiểu. Chính vì vậy, nó cũng có tác dụng hỗ trợ chức năng thận, thúc đẩy việc tiểu tiện, tăng cường quá trình đào thải acid uric. Từ đó giúp nồng độ acid uric dư thừa được loại bỏ nhanh hơn.
Ngoài ra, kết hợp nhọ nồi với một số thảo dược khác là “khắc tinh” của bệnh gút như thổ phục linh (củ khúc khắc), ké đầu ngựa,… giúp người bệnh đạt hiệu quả cao trong điều trị gút. Có thể thấy, nhọ nồi chính là giải pháp bình dân, dễ tìm và rẻ tiền nhất trong các phương pháp điều trị gút hiện nay.
Xem thêm: Chè dung – Thức uống vàng giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Một số chứng bệnh thường dùng cỏ nhọ nồi
Cây nhọ nồi chữa suy thận:
Bài thuốc:
- 20g cây nhọ nồi, phơi khô, sao vàng.
- 20g đậu đen xanh lòng đã sao đen.
- 500ml nước.
Cách dùng:
- Sao khi sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên cho sạch bụi bẩn, chúng ta để vào ấm sắc cùng với 500ml nước.
- Đun sôi với lửa nhỏ hoặc vừa cho đến khi nước rút lại còn khoảng 1 chén thì chắc ra lấy nước uống.
- Có thể chia làm 2 lần sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Nhọ nồi điều trị sốt cao, sốt xuất huyết, sốt phát ban:
- Bài thuốc 1: Lấy 1 nắm lá tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
- Bài thuốc 2: Cỏ nhọ nồi, rau sam, cây sài đất, mạch môn, huyền sâm, mỗi vị 15g, sắc nước uống.
Điều trị đau dạ dày
Bài thuốc:
Cách dùng:
- Mang các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên đi sơ chế cho sạch bụi bẩn. Sau khi sơ chế thì ta để hết những nguyên liệu vào ấm sắc cùng với khoảng 1 lít nước, để lửa vừa cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 350ml thì lọc lấy nước uống.
- Chia làm 2 lần uống trong ngày, có hiệu quả tốt nhất là ta sử dụng sau khi ăn khoảng 30ph ở bữa trưa và tối.
- Nên kiên trì sử dụng một thời gian để có thể thấy được hiệu quả mà nó mang đến.
Chữa rong kinh, rong huyết:
Bài thuốc:
- 20g cây nhọ nồi.
- 20g sinh địa.
- 20g đương quy.
- 15g hoài sơn.
- 12g thỏ ty tử.
- 12g bạch nhược.
- 12g cây ích mẫu.
- 10g cây huyết rồng.
- 10g hương phụ.
Cách dùng:
- Sơ chế các nguyên liệu cho sạch, để cho ráo nước rồi để toàn bộ vào ấm, sắc chung với một lượng nước vừa phải.
- Đun lửa vừa cho đến khi cạn nước còn khoảng 1 chén thì gạn ra lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang, kiên trì sử dụng cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Chữa ho, viêm họng
Bài thuốc:
- 20g cây nhọ nồi.
- 20g bồ công anh
- 12g củ rẻ quạt.
- 15g kim ngân hoa
- 15g cam thảo đất.
Cách dùng:
Sơ chế toàn bộ nguyên liệu cho sạch. Để vào ấm sắc chung với lượng nước vừa phải, đun lửa nhỏ hoặc vừa cho đến khi còn khoảng 1 chén thì gạn ra lấy nước uống.
Nên sử dụng mỗi ngày một thang, dùng liên tục trong khoảng 3-5 ngày để có thể thấy hiệu quả rõ ràng.
Chữa tóc bạc sớm
Bài thuốc:
- Cây nhọ nồi khô.
- Gừng.
- Mật ong.
Cách dùng:
Nhọ nồi rửa sạch, để ráo nước. Gừng thì mang đi nấu lấy nước. Sau đó, mang nhọ nồi đi nấu cho đặc lại thành dạng cao, cho thêm nước gừng đã chuẩn bị và mật ong vào để nấu cho cô đặc lại lần nữa.
Sau khi đã nấu xong, bảo quản trong bình thủy tinh, đậy nắp kín và nên đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Khi muốn sử dụng thì lấy khoảng 1 hoặc 2 muỗng nhỏ, pha chung với nước đã đun sôi hoặc còn ấm rồi dùng. Sử dụng 2 lần 1 ngày, kiên trì sử dụng để có được hiệu quả cao.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout (gút):
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị:
- 100g nhọ nồi khô.
- 1 lít nước.
Cách dùng:
Nhọ nồi rửa sạch, cho vào nồi, sắc đến khi còn 2 nước bát thì ngưng. Lấy uống mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc 2:
- 20g nhọ nồi.
- 20g thổ phục linh.
- 20g cây cỏ xước.
- 20g hy thiêm.
- 20g ngải cứu.
- 20g ké đầu ngựa.
- 20g hạ khô thảo.
Cách dùng: Sắc với 1,5 lít nước, cạn còn 1/3 chia uống 2 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Cây nhọ nồi có thể hỗ trợ điều trị một vài bệnh hiệu quả, nhưng một số bệnh vẫn phải kết hợp với thuốc tây hoặc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì vậy, nên theo dõi tình trạng bệnh để có cách điều trị phù hợp.
Cây nhọ nồi mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán cây nhọ nồi, tuy nhiên, bạn nên tìm đến các nhà thuốc y học cổ truyền, cửa hàng thảo dược, tiệm thuốc Bắc, thuốc nam để mua được cây nhọ nồi đảm bảo chất lượng.
Chúng tôi Omega Việt Nam là địa chỉ cung cấp thảo dược lâu năm và uy tín tại Tp HCM, trong đó cây nhọ nồi được thu hái và phơi khô hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo dược tính cao, đem lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh. Do đó, bạn có thể an tâm đặt mua mà không cần lo lắng.
Thông tin liên hệ đặt hàng tại:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
- SĐT đặt hàng: 0902743250.
- Website: https://omega3.vn/.
- Giá bán cây nhọ nồi: 100.000 đồng/kg.
Lưu ý: Giá bán báo trên chưa bao gồm phí vận chuyển.
Như vậy, nhọ nồi không chỉ là loài cỏ dại vô giá trị, ngược lại nó đem đến nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh, giúp cải thiện sức khỏe. Vì vậy, từ nay bạn đừng nhổ bỏ mà hãy tận dụng vị thuốc này ngay trong vườn nhà nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: “Cây nhọ nồi (cỏ nhọ nồi) và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời“, mong rằng bạn đã hiểu hơn về công dụng, cách dùng, cũng như bài thuốc hay từ nhọ nồi. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng