Đương quy là một vị sâm quý trong Đông y, có công dụng bồi bổ cơ thể, chữa đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể, thiếu máu và điều trị các bệnh lý liên quan đến phụ nữ. Vậy đương quy là gì?
Đương quy là gì? Tìm hiểu chung về sâm đương quy
Đương quy là vị thuốc Bắc từ lâu đời, sử dụng chủ yếu trong Y học cổ truyền Trung Quốc, quý hiếm không thua kém các loại nhân sâm hảo hạng.
Tên khoa học là Angelica sinensis. Cùng với sâm bố chính, sâm Ngọc Linh, nó cũng là một loại sâm quý của Việt Nam. Trong dân gian, người ta thường gọi là Sâm đương quy, Vân qui, Xuyên qui, Tần qui, đơn quy – Loại thần dược dành riêng cho phái nữ.
Theo các nhà thực vật học, cây đương quy là thực vật có hoa, họ hoa tán, loại cây này được (Oliv.) Diels miêu tả khoa học đầu tiên vào năm 1900.
Là cây thân thảo, cao trung bình từ chưa đầy 1m, thân cây có màu tím sẫm, hình trụ. Lá hình mũi mác, mọc xen lẫn nhau, các mép lá có răng cưa, mũi của lá nhọn, đa số là không có cuống nếu có thì là cuống ngắn.
Hoa màu trắng đục, mọc thành các chụm ở ngọn cây giống như cẩm tú cầu, trổ bông vào tháng 7-9 hằng năm. Quả có màu tím nhạt giống thân cây và có hình dẹt.
Sâm đương quy có mùi thơm rất đặc biệt, có vị ngọt xen lẫn với đắng và hơi cay cay. Được quy vào kinh tâm, can, tỳ. Cây này thích nơi ẩm ướt, sống chủ yếu trên các vùng núi có độ cao trung bình từ 2000m đến 4000m.
Tại Việt Nam, cây thuốc mọc nhiều ở miền Bắc, chủ yếu tại các tỉnh: Hòa Bình, Lào Cai (Sapa), Lai Châu,… miền Trung Tây Nguyên như: Ngọc Lĩnh (Kontum), Đà Lạt,…
Xem thêm: Cây ngũ gia bì – Thuốc bổ làm mạnh gân xương.
Thành phần của cây đương quy
Hàm lượng tinh dầu trong đương quy chiếm 0.25% chủ yếu tập trung ở rễ. Đây được xem là hàm lượng chính quyết định đến công dụng của cây.
Ngoài tinh dầu, củ của nó còn chứa một số hoạt chất khác như: Saccharide, sterol, coumarin,… và các vitamin B12, vitamin B1, vitamin E, rất có lợi cho làn da.
Cách chế biến và thu hái đương quy
Thu hái: Vào mùa thu là thời điểm phù hợp để thu hái đương quy làm thuốc, vì khi đó rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Khi thu hoạch, phần lá cây sẽ được cắt bỏ, chủ yếu chỉ lấy phần rễ.
Có 3 cách để chế biến đương quy:
- Quy đầu: Chủ yếu lấy phần rễ.
- Quy thân: Bỏ phần thân và phần đuôi của rễ.
- Quy vĩ: Chủ yếu dùng phần rễ và nhánh rễ.
Lợi ích sức khỏe của đương quy
Theo nghiên cứu Y học lâm sàng, uống nước đương quy có một số lợi ích sức khỏe như:
- Các thành phần như lympho B, lympho T làm tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch cho cơ thể.
- Điều trị kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh, mãn kinh ở phụ nữ.
- Chữa chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể do làm việc quá sức.
- Giúp tăng cường tiêu hóa, trị táo bón rất hiệu quả.
- Tác dụng cải thiện não bộ, tăng khả năng tuần hoàn máu trong não.
- Làm đẹp da, giúp trẻ hóa làn da, giữ gìn sắc đẹp cho phụ nữ.
Tham khảo: Tam thất Bắc giá bao nhiêu?
Tác dụng của đương quy là gì?
Theo y học cổ truyền, đương quy có tác dụng chữa trị các bệnh như: mệt mỏi, đau lưng, viêm khớp, cơ thể gầy yếu, tê bại, đại tiện táo bón, thiếu máu xanh xao, chân tay đau nhức lạnh, mụn nhọt lở ngứa, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau ngực bụng,…
Theo y học hiện đại, đương quy có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp lợi tiểu.
Nó có khả năng kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Hỗ trợ trong việc ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, sâm đương quy còn hỗ trợ điều trị ung thư, giảm đau, cao huyết áp, làm giảm các triệu chứng về viêm phế quản, kích thích ăn cơm ngon, làm cho đầu óc luôn thoải mái, an thần, ngăn ngừa glycogen trong gan thấp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ đương quy
Trong Đông y, đương quy được xem như “thần dược” dành riêng cho phái nữ. Dược liệu có hiệu quả đặc biệt tốt trong điều trị những bệnh lý phụ nữ. Ngoài ra, đương quy cũng là liều thuốc bổ đa công dụng, bí quyết làm đẹp tuyệt vời dành cho chị em.
Các bài thuốc chữa bệnh phụ khoa từ đương quy
Phụ nữ kinh nguyệt không ổn định, cơ thể suy nhược, thiếu máu:
Chuẩn bị: Đương quy 12g, xuyên khung 6g, đan sâm 8g, bạch thược 8g, thục địa 12g, 1 lít nước.
Bài thuốc: Rửa sạch các thảo dược, cho vào nồi đun sôi, còn khoảng 300ml thì dừng lại. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 lần sẽ cho thấy kết quả tốt.
Phụ nữ đang mang thai bị đau bụng:
Chuẩn bị: Đương quy 120g, phục linh 160g, xuyên khung 120g, thược dược 600g, bạch truật 160g, trạch tả 300g.
Bài thuốc: Tán thành bột mịn, dùng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng một muỗng nhỏ pha với rượu để uống. Sử dụng đều đặn sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài ra, phụ nữ sắp sinh uống 1 ly đương quy sắc trước mấy ngày, việc sinh nở sẽ thuận lợi hơn.
Phụ nữ mắc các chứng bệnh sau khi sinh:
Chuẩn bị: Quy thân 16g, xuyên khung 6g, gừng khô 4g, thục địa 12g, trạch lan 6g, 8g đậu đen sao, bồ hoàn 10g, ngưu tất (cỏ xước) 8g, cây ích mẫu (ích mẫu thảo) 12g.
Bài thuốc: Rửa sạch các vị thuốc và đem đi đun sôi, đợi nguội bớt rồi uống. Sử dụng mỗi ngày 1 lần bệnh sẽ thuyên giảm.
Phụ nữ khó có con:
Chuẩn bị: Sâm đương quy 16g, thược dược 12g, kỷ tử 12g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 14g, bạch giao 8g, tục đoạn 10g.
Bài thuốc: Đem các vị thuốc rửa sạch, sắc nước uống. Dùng mỗi ngày 1 lần. Sử dụng đều đặn sẽ cho thấy kết quả tốt.
Phụ nữ bị tổn thương, mất máu do băng huyết:
Chuẩn bị: Đương quy 80g, xuyên khung 40g, 1 chén rượu trắng.
Bài thuốc: Rửa sạch các hỗn hợp, sau đó sắc hỗn hợp cùng với 1 chén nước sôi và 1 chén rượu trắng. Đun đến khi thuốc còn khoảng 1 chén thì dừng lại. Uống khi thuốc còn ấm, mỗi ngày dùng 2 lần sẽ thấy kết quả tốt lên.
Xem ngay: Cây cơm nguội – Bí quyết chữa khí hư bạch đới tuyệt hay chị em nên biết.
Các bài thuốc trị các bệnh khác từ đương quy
Bài thuốc trị bệnh mất ngủ:
Chuẩn bị: Đương quy 12g, cây chùm bao (hay lạc tiên) 10g, viễn chí 10g, đại táo (hoặc táo đỏ) 10g, phục thần (phục linh) 10g, nhân sâm 10g, toan táo nhân 8g.
Bài thuốc: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó đem đi sắc uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng khi nước còn ấm sẽ có tác dụng hiệu quả.
Bài thuốc chữa các bệnh về răng miệng:
Chuẩn bị: Đương quy 2g, thăng ma 2g, mẫu đơn 1.2g, sinh địa 1.6g, hoàng liên 2g, nếu bị sưng đau nhiều có thể thêm thạch cao.
Bài thuốc: Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, sau đó đun sôi và để nguội rồi uống. Sử dụng đều đặn vấn đề về răng miệng sẽ giảm.
Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm:
Chuẩn bị: Quy đầu 12g, sinh địa 6g, hoàng bá 8g, hoàng cầm 6g, hoàng kỳ 10g, hoàng liên 6g, thục địa 8g.
Bài thuốc: Đun nước uống mỗi ngày, sử dụng ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ.
Bài thuốc trị bệnh động mạch vành:
Chuẩn bị: Đương quy 10g, ngó sen 15g, sơn tra 90g, rễ hành 6g.
Bài thuốc: Rửa sạch các dược liệu, cho tất cả hỗn hợp vào nồi sắc uống. Dùng một ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn.
Bài thuốc trị viêm tuyến tiền liệt:
Chuẩn bị: 12g Quy đầu (rễ đương qui), 12g hạt vải, 40g thịt dê, 12g hạt quýt.
Bài thuốc: Cho các hỗn hợp vào nồi đun sôi. Lấy nước để uống và thịt dùng để ăn. Ăn 2 lần trong 1 tuần.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bài thuốc uống theo công thức sau: Quy đầu 8g, lá hành 25g, trạch lan 5g.
Bài thuốc trị bệnh sốt rét:
Chuẩn bị: Đương quy 12g, quất bì 6g, miết giáp (mai con ba ba) 12g, gừng sống 3 lát, ngưu tất 10g.
Bài thuốc: Các nguyên liệu được rửa sạch sau đó đun sôi với nước còn khoảng ⅓ thì dừng lại. Sử dụng ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ.
Bài thuốc chữa huyết nhiệt, táo bón:
Chuẩn bị: Sinh địa 10g, hồng hoa 10g, thăng ma 5g, đương quy 4g, cam thảo 4g, thục địa 4g, đào nhân 4g, đại hoàng 4g.
Bài thuốc: Các vị thuốc rửa sạch, sau đó đem đun sôi. Dùng khi thuốc còn nóng, sử dụng đều đặn bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Xem ngay: Hạt bưởi – Tác dụng tuyệt vời trong điều trị tiểu đường, dạ dày.
Liều dùng, cách dùng đương quy
Liều dùng thông thường từ 10 – 20g ở dạng khô. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Rượu đương quy
Rượu đương quy khi dùng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân bị huyết áp. Nếu uống đều đặn, kiên trì thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Chuẩn bị: 100g đương quy, 100g rễ đinh lăng, 100g bạch thược, 50g phục linh, 50g hoàng kỳ, 50g thục địa, 30g cam thảo, 30g xuyên khung.
Bài thuốc: Cho các vị thuốc vào hủ ngâm với 5 lít rượu. Ngâm trong vòng 10 ngày, khi các dược chất được hòa quyện thì lấy ra uống. Sử dụng ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần uống 2 ly rượu nhỏ.
Cách nấu nước sâm đương quy
Chuẩn bị: Đương quy khô 100g.
Bài thuốc: Rửa sạch sâm đương quy, cắt mỏng thành từng miếng rồi sắc uống. Nấu trong vòng 30 phút, khi thấy sôi đều thì tắt bếp. Cho thêm một ít đường để có vị ngọt dễ uống. Có thể uống thay bằng nước lọc như thông thường. Sử dụng đều đặn sẽ thấy sức khỏe tốt lên.
Đương quy ngâm mật ong
Chuẩn bị: Đương quy 2 củ, mật ong.
Bài thuốc: Rửa sạch sâm, cắt lát mỏng. Cho vào tô rồi trộn với mật ong. Chưng cách thủy tinh trong vòng 10-20 phút.
Lấy hỗn hợp ra cho thêm mật ong theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn lên. Ngâm trong vòng 1 tuần rồi lấy ra sử dụng. Sử dụng ngày 1 lần, trước mỗi bữa ăn sáng 30 phút để có kết quả tốt.
Đương quy trong chăm sóc sắc đẹp
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, đương quy còn rất hiệu quả trong chăm sóc sắc đẹp. Sâm đương quy có tác dụng hoạt huyết rất tốt, giúp nuôi các tế bào trên bề mặt da, làm tăng khả năng lưu thông máu. Từ đó, làm tăng sắc tố da, giảm thiểu tình trạng bong tróc, khô nứt.
Bên cạnh đó, tác dụng của đương quy giúp loại bỏ hắc tố Melanin gây sạm da. Qua đó, loại trừ các vết sạm, nám, tàn nhang cứng đầu, làm cho da được tươi sáng, hồng hào và khỏe mạnh.
Cách làm: đương quy, đậu xanh, hạnh nhân, bạch chỉ, hoài sơn tán bột mịn, bạch cập, một ít giọt tinh dầu hoa hồng để trị các vết nám, tàn nhang và giúp dưỡng ẩm cho da.
Công thức trên phù hợp với mọi loại da nhất là làn da đang bị lão hóa, tàn nhang đồi mồi.
Xem thêm: Hắc kỷ tử – Bí quyết trường thọ, giữ gìn sắc đẹp tuyệt vời.
Lưu ý, thận trọng khi dùng đương quy
Với một số dạng bào chế dưới hình thức rượu hoặc tinh dầu thì khi dùng nên pha với nước để hỗn hợp được loãng ra.
Khi dùng đương quy làm đẹp thì nên cẩn thận vì những làn da nhạy cảm rất có thể kích ứng và rất dễ bị ăn nắng. Vậy nên khi dùng bạn nên đánh một lớp kem chống nắng lên da để tránh bị tổn thương đến da.
Đương quy không nên để trong đồ nhựa vì nó không tốt cho tinh dầu có trong cây.
Khi có các triệu chứng mẫn cảm, dị ứng với thuốc thì nên dừng thuốc ngay lập tức và gặp ngay bác sĩ để có các biện pháp thích hợp.
Khi muốn kết hợp đương quy với các dược liệu khác, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Đương quy giá bao nhiêu, mua ở đâu chất lượng?
Đương quy là loại sâm quý, khai thác có hạn nhưng nhu cầu rất lớn nên không dễ tìm mua. Tốt nhất bạn nên chọn những tiệm thuốc Đông y để mua đúng đương quy chất lượng, giá cả phù hợp. Trong đó, Omega Việt Nam là sự lựa chọn đáng tin cậy nhất.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Hotline đặt hàng: 0926.456.456
- Website: https://omega3.vn/
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM
- Giá: 450.000 đồng/kg
Chúng tôi Omega Việt Nam là địa chỉ bán đương quy uy tín, chất lượng, được nhiều khách hàng tin dùng trong nhiều năm qua. Thảo dược được thu hái ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.
Omega Việt Nam xin cam kết sản phẩm của chúng tôi đạt chuẩn và chất lượng cao. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng như sự kiểm định nghiêm ngặt của Bộ y tế thì bạn không cần phải lo ngại khi mua hàng tại đây.
Hy vọng, với bài viết: “Đương quy – Vị thuốc bổ huyết tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ“, bạn đã hiểu hơn về đương quy, cũng tác dụng và cách dùng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Nếu có người thân, bạn bè chưa biết về loại sâm quý này, hãy chia sẻ cho học bài viết hữu ích này nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nguồn tham khảo:
Đương quy – Wikipedia tiếng Việt
Sách: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)
Báo online (hellobacsi.com, suckhoedoisong.vn, youmed.vn,haythuoccuaban.com)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng