Cam thảo uống có tác dụng gì? Lưu ý và thận trọng khi sử dụng

Cam thảo là vị thuốc thông dụng trong y học và đời sống, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa viêm loét dạ dày, giải độc, bảo vệ gan, chế biến thành dược phẩm trong chuyên ngành Y tế.

Nhờ vị ngọt và mùi thơm đặc trưng, nó được dùng để sản xuất bánh kẹo, rượu, mứt,… Cụ thể cam thảo có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Cần lưu ý và thận trọng gì khi sử dụng? 

Cam thảo
Cam thảo

Mua cam thảo

Cam thảo là gì? Tìm hiểu chung về cây cam thảo

Cam thảo là thực vật có hoa, thuộc họ Đậu Fabaceae, có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra. Mặc dù có vị ngọt và mùi hương đặc trưng nhưng chúng khác họ với cây thì là và cây hồi.

Tại nước ta, cam thảo có 2 loại là cam thảo Nam (cam thảo đất) và cam thảo Bắc. Loại miền Nam đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết về cam thảo đất, mời bạn xem thêm. Nếu chỉ nói cam thảo chung chung thì đều ngầm hiểu là cam thảo Bắc – loại được đề cập trong bài viết này. 

Nguồn gốc 

Cam thảo có nguồn gốc ở khu vực Nam Âu, được xem như một nguyên liệu tạo nên hương vị của bánh kẹo, thuốc lá, phổ biến ở một số quốc gia Châu Âu và Tây Á.

Hiện nay, cây thuốc được trồng tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ý, Ấn Độ, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Afghanistan, Azerbaijan, Uzbekistan và Turkmenistan.

Đặc điểm

Là cây thân thảo sống lâu năm, cao đến 2m. Lá  hình thuôn dài khoảng 5 – 10cm. Hoa màu hồng hoặc màu tím nhạt, mọc thành cụm, dài khoảng từ 0,5 – 1m. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, thuôn dài, chiều dài từ 3 – 4cm.

Rễ cây thường bò trên mặt đất, dùng làm thuốc trong ngành dược và gia vị trong ngành ẩm thực bởi nó có vị ngọt, chứa dược tính cao. Theo một số nghiên cứu cho thấy, dược liệu có vị ngọt gấp 30 lần so với các loại thực phẩm khác như đường mía, thanh long,…

Cây cam thảo thường sinh sống và phát triển ở một số nơi có độ ẩm và đầy đủ ánh sáng mặt trời. Bạn có thể tìm thấy chúng ở một số thung lũng. Thời điểm thu hoạch tốt nhất vào mùa thu, sau 2 – 4 năm trồng.

Hình ảnh cây cam thảo
Hình ảnh cây cam thảo

Cam thảo trong ẩm thực các nước

Nếu bạn là người ưa chuộng bánh kẹo thì có thể thấy rằng, cam thảo được sử dụng khá nhiều hiện nay trong đồ ngọt. Người ta chiết xuất chúng với hàm lượng nhỏ, kết hợp cùng tinh dầu hồi để làm ra bánh kẹo ngọt.

Người tiêu dùng ở Châu Âu và một số quốc gia như New zealand, Úc đều rất ưa chuộng loại kẹo cam thảo.

Tại Hà Lan, người ta không chỉ dùng nó làm bánh kẹo mà còn sử dụng trong các thực phẩm khác như chế biến rượu, mứt salmiak, zoute drop (cam thảo mặn hay cam thảo muối). Thậm chí, có một số người ăn rễ cây khô như ngậm kẹo mứt vậy.

Tại Anh, bánh Pontefract từ cam thảo rất được yêu thích. Tại một số quốc gia lân cận như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, người dân súc miệng bằng nước cam thảo hàng ngày. Ở Calabria (Nam Ý), chiết xuất cam thảo chế biến thành rượu.

Ngoài ra, rễ cây cũng được sử dụng vào các bài thuốc cổ truyền của người Trung Quốc, người Hy Lạp và một số quốc gia thuộc khu vực Trung Đông để làm giảm chứng viêm và cải thiện hệ hô hấp.

Trà cam thảo
Trà cam thảo

Tham khảo: Vỏ măng cụt – Thứ bỏ đi lại có tác dụng vô cùng bất ngờ.

Tác dụng của cam thảo đối với sức khỏe

Cam thảo rất phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền Châu Á từ hàng nghìn năm nay. Công dụng của nó tùy vào các dạng dùng để chữa bệnh, chẳng hạn đem nướng lên để điều trị tỳ vị hư nhược, đau bụng, tiêu chảy, kém ăn,… Khi dùng sống dược liệu có tính mát, giúp giải nhiệt, hạ hỏa, làm lành vết loét và giải độc cơ thể.

Dưới đây là một số tác dụng hàng đầu của cam thảo đối với sức khỏe:

Điều trị ho, làm dịu các tình trạng hô hấp

Y học lâm sàng đã chứng minh, trong rễ cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhiza hỗ trợ làm dịu cơn hen suyễn, được bổ sung vào các loại thuốc điều trị bệnh này. Đây là kết quả đã được nghiên cứu trên động vật.

Hơn thế nữa, một cuộc thí nghiệm được tiến hành trên cơ thể người cho thấy: Chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ, loại bỏ triệu chứng viêm họng và giảm đau họng sau khi phẫu thuật.

Chữa ho bằng cam thảo

Điều trị khó tiêu và trào ngược axit

Trong cam thảo có chứa một số hoạt chất giúp giảm các triệu chứng do trào ngược axit dạ dày, thực quản, bao gồm các triệu chứng như: khó tiêu, đau bụng, ợ chua,…

Một vài khảo sát đã được tiến hành như sau:

Việc sử dụng viên có chứa 70mg cam thảo uống 2 lần/ngày đã giúp cải thiện chứng khó tiêu ở 50 người lớn so với dùng các loại thuốc khác trong 30 ngày.

Khi dùng một lượng axit glycyrrhetinic là hợp chất có trong cam thảo kết hợp với phương pháp điều trị cho thấy tình trạng trào ngược dạ dày thực quản được cải thiện hiệu quả trong 2 tháng.

Ngoài ra, trong một cuộc thực nghiệm khác cho thấy, sử dụng rễ cam thảo mỗi ngày mang lại kết quả tốt hơn so với việc sử dụng thuốc kháng axit để điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

Cam thảo khô
Cam thảo khô

Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Tình trạng viêm loét dạ dày, ruột non và thực quản chủ yếu do vi khuẩn H.pylori gây nên. Cam thảo có thể khắc phục tình trạng này nhờ vào hợp chất glycyrrhizin từ rễ cây.

Trong một cuộc thực nghiệm trên cơ thể chuột, khi sử dụng 90mg chiết xuất cam thảo cho mỗi 500g trọng lượng cơ thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vết loét dạ dày, tá tràng hơn so với việc sử dụng thuốc ức chế tiết acid – Omeprazole.

Trên một thí nghiệm lâm sàng thực hiện ở người gồm 120 tình nguyện viên, quá trình điều trị trong 14 ngày cho thấy, việc sử dụng chiết xuất cam thảo đều đặn, kết hợp với phương pháp điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng giúp ức chế vi khuẩn gây viêm H.pylori.

Xem ngay: Cây dạ cẩm – Thuốc chữa đau dạ dày “thần kỳ” của người Lạng Sơn.

Hỗ trợ phòng chống ung thư

Giống như nấm lim xanh hay xáo tam phân, trong dược liệu có một số hợp chất thiên nhiên chống oxy hóa, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư hiệu quả.

Các nhà khoa học đã chứng minh, chiết xuất từ cây cam thảo và một hoạt chất flavonoid khác giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể người như ung thư vú, ung thư da, viêm đại trực tràng và tuyến tiền liệt.

Kết quả thực nghiệm trên 70 người cho thấy, sử dụng cam thảo có hiệu quả làm giảm đau vết lở loét miệng. Đây là những bệnh nhân bị ung thư cổ và đầu đã thực hiện xạ trị và một số bệnh nhân có khối u ở hầu họng, khoang miệng và vòm miệng.

Liên hệ mua cam thảo

Bảo vệ răng miệng

Cam thảo có đặc tính kháng viêm cao, giúp mang lại hiệu quả rất tốt trong chăm sóc răng miệng. Các hoạt chất kháng viêm tập trung chủ yếu trong rễ cây.

Thí nghiệm thực hiện trên 66 trẻ em từ 4 – 6 tuổi cho thấy, việc sử dụng kẹo mút không đường hoá học chứa 20mg chiết xuất từ rễ cam thảo 2 lần/ngày liên tục trong 1 tuần, giúp tiêu diệt vi khuẩn streptococcus mutans (vi khuẩn chính gây sâu răng) trong răng miệng. Ngoài ra, chiết xuất từ rễ còn có tác dụng ngăn ngừa các loại vi khuẩn như Lactobacillus acidophilus gây sâu răng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Tương tự như cỏ ngọt, chiết xuất từ cam thảo có thể dùng làm chất thay thế đường rất tốt, góp phần cải thiện chỉ số đường huyết trong máu và tăng cường sức khỏe cơ thể. Đây là nghiên cứu thực hiện trong vòng 60 ngày trên cơ thể động vật. Nhưng tác dụng này vẫn chưa được kiểm chứng trên cơ thể con người, vẫn cần có nhiều cuộc thí nghiệm hơn.

Xem thêm: Hạt thì là – Bí kíp giảm cân, đẹp da tuyệt vời.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thường xuất hiện các biểu hiện thay đổi, chẳng hạn như tim đập nhanh, dấu hiệu bốc hỏa, bức rức hoặc xương cốt thoái hoá. Cam thảo có thể giúp bạn giảm những triệu chứng mãn kinh hiệu quả.

Người ta phát hiện các hoạt chất trong thảo dược hoạt động tích cực, giúp làm giảm tình trạng nóng ở cổ, da và ngực cũng như hay đổ mồ hôi. Nhờ đó có thể cải thiện tình trạng bốc hỏa, hồi hộp, căng thẳng ở phụ nữ mãn kinh.

Cam thảo bắc
Cam thảo bắc

Hỗ trợ giảm cân

Đây là tin vui đối với một số chị em đang muốn giảm cân hiệu quả và an toàn. Sử dụng cam thảo giúp mang lại cảm giác no lâu, giảm hấp thụ lượng đường, đốt cháy calo.

Một kết quả phân tích từ 26 cuộc nghiên cứu thực hiện trên lâm sàng chỉ ra rằng: Hoạt chất trong rễ cam thảo giúp giảm chỉ số BMI và giảm mỡ thừa hiệu qảu, đặc biệt là người béo phì.

Bạn nên tham khảo: Cách uống tinh bột nghệ giảm cân và đẹp da diệu kỳ.

Hỗ trợ điều trị viêm gan C

Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang thực hiện thí nghiệm về việc sử dụng glycyrrhizin chống lại tác nhân xấu gây bệnh là virus viêm gan siêu vi C. Đây cũng chính là tác dụng nổi bật khi nhắc đến cam thảo, bởi tính đến nay nó được xem là dược liệu chứa nhiều chất glycyrrhizin nhất.

Xem thêm: Lá atiso – Vị thuốc giúp mát gan, lợi mật tuyệt hay bạn nên thử.

Thận trọng, lưu ý khi sử dụng cam thảo

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cam thảo được đánh giá là một dược phẩm an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, mặc dù đã được kiểm chứng lâm sàng nhưng không phải lúc nào cam thảo phù hợp với mọi đối tượng. Đôi khi nó gây ra một số tác dụng bất lợi nếu:

Sử dụng quá liều trong thời gian dài

Cam thảo chứa tới 23% glycyrrhizin, là chất tạo ngọt gấp 50 lần đường mía. Nếu dùng cam thảo quá đặc, gấp 100 lần so với lượng nước dễ gây mất cân bằng điện giải. Đặc biệt chất glycyrrhizin tích tụ trong thời gian dài sẽ khiến bạn rơi tình trạng thiếu hụt kali trong máu.

Phụ nữ mang thai quá lạm dụng

Như đã đề cập, chất glycyrrhizin trong cam thảo ngọt gấp 50 lần đường mía, phụ nữ mang thai lạm dụng cam thảo có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, con sinh ra cũng có khả năng bị tiểu đường do di truyền.

Như vậy, các mẹ bầu nên hết sức hạn chế nạp các sản phẩm từ cam thảo trong đồ ăn, thức uống (các loại mứt, bánh kẹo ngọt,…) trong giai đoạn mang thai nhé.

Dùng chung với một số thuốc lợi tiểu

Cam thảo có vị ngọt, tính ấm, giúp bổ khí, đóng vai trò giữ nước, dẫn thuốc vào kinh. Vì vậy, nó sẽ làm giảm tác dụng đối với một số thuốc lợi tiểu như warfarin và các loại thảo dược có tính hàn, giải biểu mạnh như nhân trần.

Như vậy, không nên pha cam thảo chung với nhân trần làm thức uống giải nhiệt. Nếu phải dùng song song với các loại thuốc trên, nên cách nhau ít nhất 2 tiếng và có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

mua cam thảo
mua cam thảo

Mua cam thảo

Lưu ý khi sử dụng cam thảo

Tóm lại, trước khi sử dụng vị thuốc cam thảo, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc nếu:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thảo dược có tính tương tự.
  • Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong cam thảo.
  • Người chưa có kinh nghiệm sử dụng dược liệu.

Cam thảo mua ở đâu chất lượng?

Nếu chưa biết mua cam thảo ở đâu chất lượng, giá tốt, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi đặt mua tại Omega3.vn. Chúng tôi Omega Việt Nam tự tin là địa chỉ bán cam thảo chất lượng, uy tín, giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe.

Thông tin đặt hàng:

Omega3.vn – Vì sức khoẻ cộng đồng

  • Website: https://omega3.vn/.
  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
  • Điện thoại: 0902743250.
  • Giá bán: 250.000 đồng/kg.

cam thảo mua ở đâu

mua cam thảo ở đâu

mua cam thảo ở đâu tphcm

Liên hệ mua cam thảo

Như vậy, bài viết đã giúp bạn nắm bắt những thông tin hữu ích về cam thảo, cũng như cách dùng và thận trọng khi sử dụng vị thuốc. Nếu có ai chưa biết về dược liệu này, hãy chia sẻ bài viết cho họ nhé. 

Bài viết của Omega3.vn chỉ mang tính chất tham khảo hữu ích, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ hoặc điều trị y khoa. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Thông tin mua hàng

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Quận Tân Bình, TP HCM
SĐT đặt hàng: 0926456456
Giá bán: 250.000VNĐ/KG
Bài viết liên quan

Gọi ngay