Cây ngũ gia bì hay còn gọi là xuyên gia bì, cây chân chim. Được dùng trong nhiều bài thuốc giảm đau xương khớp do phong thấp, chấn thương. Vỏ thân hoặc vỏ rễ ngũ gia bì thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Còn dùng làm cảnh để cân bằng ngũ hành, ổn định tài vận.
Bài viết này giúp độc giả biết thêm về tác dụng, cách dùng, các bài thuốc hay từ ngũ gia bì chân chim đối với sức khỏe. Mời bạn cùng xem qua.
Đặc điểm cây ngũ gia bì
- Tên thường gọi: Ngũ gia bì.
- Tên khoa học: Acanthopanax aculeatus Seem.
- Tên gọi khác: Tam gia bì, cây chân vịt, xuyên gia bì, thích gia bì, cây đáng, cây lằng, sâm nam.
- Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
Ngũ gia bì có tính ôn, vị đắng, chát, hơi thơm, vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa làm cảnh. Thảo dược mọc hoang nhiều ở dãy Nam Trường Sơn, các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Bắc, vùng đồng bằng.
Xem thêm: Dây đau xương – Thuốc bổ mạnh gân xương.
Đặc điểm hình ảnh
Ngũ gia bì ngoài tự nhiên có các đặc điểm nhận dạng sau đây:
- Cao từ 1-7m, cành có gai và vươn dài, mọc dựa, thuộc nhóm cây bụi.
- Lá kép nhẵn, hình chân vịt, có đầu nhọn, mọc so le, gồm 3 – 5 lá chét trong 1 cụm. Gân lá có gai, mép lá có khía răng to. Mặt trên màu sẫm bóng. Cây có 5 lá to mọc chụm vào nhau.
- Cụm hoa có màu trắng lục, nhỏ, mọc ở đầu cành thành chùm tán. Cánh hoa có hình tam giác, cuống hoa có thể dài đến 4cm. Quả có dạng hình cầu, mọng, bên trong chứa hạt, khi chín có màu tím đen.
- Các bộ phận của cây đều có tinh dầu thơm. Tháng 9 – 11 là mùa hoa, tháng 12 – 1 là mùa quả.
Bộ phận dùng làm thuốc và bào chế
Vỏ thân hoặc vỏ rễ được dùng làm thuốc, thu hái vào mùa đông. Đông y Trung Quốc và Việt Nam có cách bào chế khác nhau:
- Theo Trung Y: Vỏ rễ phơi khô, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, tẩm rượu hoặc tẩm nước gừng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
- Theo dân gian Việt Nam: Vỏ lột về rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt khúc, phơi nắng râm, ủ lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều) để dậy mùi thơm, rồi lấy ra phơi nhẹ cho khô. Khi dùng rửa sơ lại.
- Cách khác: Phơi nhẹ cho khô, trước khi dùng rửa rượu rồi sao (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Tìm hiểu thêm: Cây lá cách – Tác dụng không ngờ từ loại rau quen thuộc
Phân loại
Ngũ gia bì có 2 loại chính:
- Ngũ gia bì xanh: Lá non màu xanh sáng, chuyển dần sang màu xanh sẫm khi về già.
- Ngũ gia bì vàng (ngũ gia bì cẩm thạch): Lá xen lẫn màu vàng, có kiểu dáng giống ngũ gia bì xanh.
Thành phần hóa học
- Eleutheroside B1, Sesamin, Syringin, 16 Anpha-hydroxy-kauran-16-en-19-oic acid (Hướng Nhân Đức 1983, 25 (4) : 356).
- Ent-kauran-16-en-19-oic acid (Đại học dược Trung Quốc).
- Beta sitosterol glucoside, Beta sitosterol, Stearic acid (Hướng Nhân Đức 1983, 25 (4) : 356).
- Linoleic acid, Palmitic acid (Trung Quốc Y Học).
Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?
Từ lâu, ngũ gia bì đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc. Dược liệu có tính ôn, vị đắng và cay. Công dụng của cây ngũ gia bì giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt lạc, thư cân.
Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc ngũ gia bì có tác dụng chữa đau lưng mỏi gối, trị thấp khớp, làm mạnh gân xương. Ngoài ra, người Trung Quốc dùng nó để trị các bệnh: ho đờm có máu, sốt cao, cảm mạo, bạch đới, hoàng đản và rất nhiều công dụng khác.
Tìm hiểu: Tam thất Nam – Vị thuốc bổ rẻ gấp 10 lần nhân sâm.
Chữa đau nhức xương khớp
Theo Sách Danh Y Biệt Lục, ngũ gia bì quy vào 3 kinh: can, phế, thận, chủ trị đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt.
Cụ thể, nó có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp thông qua quá trình làm mềm cơ, giúp cơ thư giãn. Tính kháng viêm mạnh đối với viêm cấp và mạn tính (Theo Từ điển Trung Dược Học).
Ngoài ra, chiết xuất từ vỏ ngũ gia bì còn có công dụng tiêu sưng, giảm đau. Dùng khi bị chấn thương, bong gân giảm sưng đau, mau lành vết thương rất hiệu quả. Đây là một trong những công dụng được nhiều người biết đến nhất.
Tham khảo: Cây cơm rượu – Thần dược trị đau xương khớp, tê thấp, tiểu đường
Tác dụng an thần, giảm mệt mỏi
Ngũ gia bì dược liệu được đánh giá có tác dụng giảm mệt mỏi tốt hơn cả nhân sâm. Nhờ khả năng điều chỉnh rối loạn nội tiết, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
Làm tăng sức chịu đựng của cơ thể trong môi trường nhiệt độ cao, thiếu oxy, chống lại suy nhược, mệt mỏi. Ngoài ra, đây là vị thuốc có khả năng giải độc, chống lão suy và tăng cường thể lực.
Dược liệu có khả năng điều tiết sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của trung khu thần kinh. Mặc dù có tác dụng tạo hưng phấn, nhưng chất lượng giấc ngủ của bạn vẫn được đảm bảo khi sử dụng hợp lý, điều độ.
Tác dụng lên hệ miễn dịch
Ngũ gia bì giúp làm tăng nhanh sự hình thành kháng thể chống lại vi sinh vật, tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội mô. Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của vị thuốc được thể hiện qua khả năng điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư, kháng lại virus, kháng viêm (gồm cả viêm mạn tính và cấp tính).
(Theo Trung Dược Học)
Xem thêm: Cây thành ngạnh – Thần dược chữa teo não, tăng trí nhớ
Cây ngũ bì có tác dụng đuổi muỗi
Dược điển Việt Nam đã ghi nhận tác dụng của cây ngũ gia bì trong việc đuổi muỗi. Người dân sống ở những vùng ẩm thấp thường dùng cây ngũ gia bì chống muỗi bằng cách trồng nó trong nhà hoặc sân vườn.
Các nhà khoa học đã công nhận tác dụng này nhờ lượng tinh dầu dồi dào trong cây ngũ gia bì. Theo thực nghiệm, khi chưa đặt chậu cây ở bậc cửa ra vào, muỗi sẽ vây quanh người mỗi lần họ mở cửa. Sau khi đặt chậu cây, họ không thấy sự xuất hiện của những đàn muỗi nữa.
Làm sạch không khí
Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, loại bỏ khí độc Formaldehyd. Đây là kết quả thu được sau nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ.
Vậy cây ngũ gia bì có trồng trong nhà được không? Dĩ nhiên là hoàn toàn có thể. Bạn sẽ nhận thấy không khí xung quanh có sự thoáng đãng, dễ thở hơn nếu trồng cây ngũ gia bì trong nhà, sân vườn hay phòng làm việc.
Xem thêm: Hoắc hương – Thuốc hóa thấp, giải biểu
Một số bài thuốc được sử dụng từ cây ngũ gia bì
Chữa đau nhức người, đau lưng, đau xương khớp
Đem 100g ngũ gia bì sao vàng, sau đó ngâm với 1 lít rượu trắng 30 độ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng lắc đều. Rượu ngũ gia bì được ngâm trong 10 – 15 ngày. Uống rượu này vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống khoảng 30ml.
(Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Chữa tay chân run không cầm nắm được
Chuẩn bị 30g ngũ gia bì chân chim, 24g thạch hộc, 24g ngưu tất, 3g gừng, 6g nhục quế. Sắc thuốc uống.
Chữa chân tay yếu mềm, tỳ vị hư nhược
Ngũ gia bì, bạch truật, đương quy, bạch biển đậu, đinh lăng, hoài sơn 12g, cao lương khương 10g, trần bì 10g, đại táo 5 quả, sinh khương 5g. Đem sắc với 1,5 lít nước, chắt nước và chia thành 2 lần uống/ngày.
Chữa sưng đau các khớp kéo dài gây hạn chế vận động khớp
Dùng ngũ gia bì, bưởi bung (cây cơm rượu), cây trinh nữ (mắc cỡ), cát căn, lá ngải (mỗi vị 16g) và 20g tục đoạn sắc thuốc. Chia phần nước thuốc ra làm 2 phần, uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Trị chứng gân xương yếu, liệt dương
Tán bột hoặc sắc lấy nước 5g cây chân chim, 5g ngưu tất, 5g mộc qua. Mỗi ngày uống với một chút rượu pha loãng.
Xem thêm: Đỗ trọng – Vị thuốc bổ can thận, ích tinh, mạnh gân cốt
Trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
Chuẩn bị: 6g tế tân; cố chỉ, phòng phong, quế chi (mỗi vị 10g); tang ký sinh, thổ phục linh, kinh giới, cây ngũ gia bì, cây cỏ xước (mỗi vị 16g). Sắc thuốc uống, dùng 1 thang/ngày.
Trị gãy xương, sau khi phục hồi vị trí
Tán nhuyễn 40g địa cốt bì, 40g ngũ gia bì. Lấy thịt 1 con gà nhỏ, giã nát, trộn đều với bột đã tán. Dùng thuốc đắp vào vị trí bị gãy xương, cố định bằng nẹp. Bỏ nẹp đi sau 1 tuần.
(Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Trị ngực đau thắt, mỡ máu cao
Chế thuốc viên Quan tâm ninh từ chiết xuất cây ngũ gia bì. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 viên. Liên tục sử dụng trong 1 – 3 tháng. Kết quả vô cùng khả quan.
(Theo Trung Y Dược Học Báo).
Tìm hiểu: Cây mần ri – “Thần dược” chuyên trị thoát vị đĩa đệm.
Trị huyết áp thấp
Dùng viên ngũ gia bì trong 20 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 viên. Liệu trình cho kết quả rất tốt.
Trị nhồi máu não
Cho vào 300ml dịch truyền Glucoz 10% 40ml dung dịch ngũ gia bì. Mỗi ngày truyền tĩnh mạch 1 lần, kèm thuốc uống theo thang. Ở 20 ca theo dõi đều ghi nhận được kết quả tích cực.
(Cam Túc Trung Y Học Viện Học Báo)
Chữa chứng thống phong (gout)
Chuẩn bị các vị thuốc sau: 10g quế, 12g tất bát (lá lốt), 16g ngũ gia bì, 15g mỗi vị trinh nữ, bồ công anh, cà gai leo, tục đoạn, rễ đinh lăng, thủy xương bồ, kinh giới, đơn hoa, cát căn, 20g ngưu tất nam. Sắc thuốc uống. Dùng 1 thang/ngày.
Chữa nam giới yếu sinh lý
Ngũ gia bì 15g, nhục thung dung 10g, phá cố chỉ 10g, thục địa 12g, tần giao 10g, đẳng sâm 15g, cam thảo 10g, câu kỷ tử 10g, hạt sen 10g, cẩu tích 10g, thỏ ty tử 15g.
Sắc với 2 lít nước, còn 2 bát thì ngưng. Bỏ bã, chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
Tham khảo: Cách ngâm rượu đinh lăng – Ông uống bà khen, cả xóm thèm.
Lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì
Khi sử dụng ngũ gia bì, nên lưu ý một số vấn đề sau để phát huy tối đa hiệu quả dược liệu:
- Dược liệu có tính vị cay ôn, làm tổn hại phần âm, hỗ trợ phần hoả, do đó không nên dùng cho người âm hư hỏa vượng (cơ thể nhiệt thịnh, hay khát, thích mát), theo Thực Dụng Trung Y Học.
- Có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng khác.
- Cần phân biệt cây ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây mâm xôi, danh pháp khoa học: Rubus cochinchinensis Tratt, họ: Rosaceae – Hoa hồng).
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Mua vỏ (cây) ngũ gia bì ở đâu? Giá bao nhiêu?
Để mua vỏ ngũ gia bì làm thuốc, bạn có thể tìm đến các nhà thuốc Đông y, ví dụ như Thảo dược An Quốc Thái. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp thuốc Bắc, thuốc Nam uy tín hơn 30 năm tại TP HCM. Thảo dược An Quốc Thái được hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng bởi:
- Vỏ ngũ gia bì thu hái 100% từ tự nhiên, không chất bảo quản.
- Dược liệu sạch, tuyệt đối không pha trộn cây giả, cây dại.
- Đảm bảo giữ nguyên dược tính, đem lại hiệu quả cao.
- Tận tâm, phục vụ người bệnh như người nhà.
- Giá cả bình dân, hợp túi tiền.
- Giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Thông tin đặt hàng:
- Địa chỉ mua hàng: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Đặt hàng: 0926456456
- Hoặc mua tại Website: https://omega3.vn/
Như vậy, ngũ gia bì đã được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền. Đây là vị thuốc không thể bỏ qua với người đau xương khớp, tê bì chân tay do phong thấp, người chấn thương chưa lành. Bài viết đã giúp bạn biết thêm về công dụng, cách dùng ngũ gia bì chữa bệnh. Hy vọng bạn sẽ biết cách tận dụng để sớm cải thiện sức khỏe.
Các bài thuốc được tổng hợp từ kinh nghiệm dân gian nên chỉ mang tính tham khảo. Trước khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh, bạn nên trao đổi với thầy thuốc để dùng an toàn, hiệu quả.
Để biết thêm nhiều cây thuốc quý, cũng như các mẹo làm đẹp, mua sắm, phương pháp thẩm mỹ an toàn. Bạn hãy thường xuyên truy cập Omega3.vn để xem các bài viết mới nhất.
Nguồn tham khảo / Source:
- Ngũ gia bì trị phong thấp, chấn thương đụng giập (https://suckhoedoisong.vn/ngu-gia-bi-tri-phong-thap-chan-thuong-dung-giap-169180998.htm)
- Ngũ gia bì (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_gia_b%C3%AC)
- Vị thuốc Ngũ gia bì gai (https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-ngu-gia-bi-gai)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng