Hoắc hương (Quảng hoắc hương) là một loại dược liệu quý, nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng và dễ chịu, có tác dụng an thần, giải biểu, trừ thấp, hỗ trợ tiêu hóa,… Tinh dầu hoắc hương có thể dùng điều chế nước hoa, trị bệnh cảm, viêm da cơ địa, khó tiêu.
Hoắc hương trong Đông y không lạ nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của thảo dược này. Cùng tìm hiểu hoắc hương là gì, công dụng, cách dùng và bài thuốc kinh nghiệm từ hoắc hương.
Xem ngay: Xuyên tâm liên – Kháng sinh thực vật trong điều trị COVID-19.
Giới thiệu hoắc hương
Từ lâu, dân gian đã sử dụng hoắc hương như một vị thuốc giúp chống lại các cơn cảm cúm, thương hàn, khó tiêu. Giống như cây long não, mùi hương của quảng hoắc hương giúp giảm bớt căng thẳng và đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
Hoắc hương là gì?
Hoắc hương còn gọi là Quảng hoắc hương hay thổ hoắc hương. Nhiều thông tin cho rằng hoắc hương núi (loại Đông y thường dùng) và cây nhân trần nam là một.
- Tên khoa học là Pogos cablin (Blanco) Benth,
- Thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).
Là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 30 cm đến 60 cm. Thân cây thường phân nhánh và có lớp lông nhỏ mịn bao quanh. Nhìn bề ngoài khá giống cây hương nhu.
Lá hoắc hương có hình thoi, mọc đối xứng, khi vò lá sẽ có mùi thơm mạnh, hơi cay. Phần mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc ngọn cành, có màu tím nhạt, nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. Cây hoắc hương được trồng bằng hạt. Quả bế và có hạt cứng.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích tuyệt vời của cây rau má ít người biết
Khu vực phân bố chủ yếu
Hoắc hương mọc chủ yếu ở vùng rừng núi, có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới ở châu Á, nơi trồng nhiều nhất là khu vực Đông Nam Á và Đông Á với các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,..
Ở nước ta, hoắc hương được sử dụng là hoắc hương núi, cây thuốc được trồng nhiều ở một số tỉnh thành phía Bắc như: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương. Ngoài ra, dược liệu này còn được trồng trong các vườn thảo dược trên cả nước.
Xem thêm: Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong kháng khuẩn, trị cảm cúm?
Thu hái và bào chế
Thu hái:
Hoắc hương có thể được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, thời gian thu hái tốt nhất là vào mùa hè, bởi đây là thời điểm cây phát triển tươi tốt nhất trong năm. Cây hoắc hương có dược tính cao, có thể dùng tất cả các bộ phận, ngoại trừ phần rễ.
Bào chế:
Sau khi thu hoạch về, cần sơ chế dược liệu với nước cho thật sạch. Dùng tươi trực tiếp hoặc sấy khô và phơi dưới ánh nắng để sử dụng lâu dài. Sau đây là hai cách bào chế hoắc hương:
- Cách 1: Phơi khô hoàn toàn, đem dược liệu thái nhỏ để dùng trong thuốc thang. Ngoài ra cũng có thể tán thành bột để làm hoàn tán. Bảo quản nơi thoáng mát.
- Cách 2: Rửa sạch dược liệu, ủ mềm, cắt thành đoạn rồi phơi khô. Sau đó, đem dược liệu đi chưng cất để lấy tinh dầu.
Thành phần hóa học
Trong hoắc hương có chứa nhiều thành phần, dược tính cao. Một số thành phần hóa học có thể kể đến như:
- Tinh dầu hoắc hương 1,2%: alcohol patchoulic 45%, patchoulen 50% các tinh chất này thường dùng để điều nước hoa, có tác dụng thư giãn, an thần.
- Một số thành phần khác: benzaldehyde, aldehyd cinnamic, epiguaipyridin, cadien, methylchavicol, linalool.
Tìm hiểu: Cây thành ngạnh – Vị thuốc bổ não, tốt cho người già.
Công dụng của hoắc hương
Hoắc hương được sử dụng như một liệu pháp hương thơm do có chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe. Người ta thường chiết xuất tinh dầu hoắc hương để làm nước hoa hoặc hỗ trợ điều trị trầm cảm, an thần và nhiều công dụng khác. Dưới đây là công dụng của hoắc hương trong đông y và y học hiện đại:
Tác dụng hoắc hương trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay và có mùi thơm đặc trưng. Quy vào 3 kinh: Phí, Tỳ, Vị, chủ trị:
- Điều trị chứng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống không ngon miệng.
- Tinh dầu hoắc hương có tác dụng trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi hoặc hôi miệng.
- Điều trị bệnh kiết lỵ, hàng nhiệt bổ vệ khí, an thần.
- Trừ ác khí, chỉ thống, khoái khí, liệu hắc loạn.
Tham khảo: Tinh dầu bạc hà – Kho báu tinh dầu từ thiên nhiên
Hoắc hương trong y học hiện đại
Dù ngày nay những nghiên cứu khoa học về hoắc hương chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên, đã có nhiều thực nghiệm chứng minh thành phần dược chất của hoắc hương rất tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng tuyệt vời phải kể đến là:
- Kháng khuẩn hiệu quả: Tinh dầu hoắc hương có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: tụ cầu khuẩn, E.coli, trực khuẩn lỵ,… Ngoài ra hoắc hương còn có khả năng tăng dịch tiết dạ dày và làm co túi mật.
- Giảm stress, căng thẳng kéo dài: Mùi thơm của hoắc hương có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh tâm trạng. Nó giúp giải phóng các hoóc môn serotonin và dopamine. Từ đó mang lại cảm giác lạc quan, phấn khởi và yêu đời cho người bệnh.
- Giảm viêm và ngăn nhiễm trùng: Các hoạt chất trong hoắc hương có tác dụng đáng kể trong việc làm dịu những cơn đau do bị viêm, nhiễm trùng vết thương. Có thể dùng tinh chất này để khử trùng và sát khuẩn vết thương ngoài da. Ngoài ra tinh dầu hoắc hương còn hỗ trợ và điều trị bệnh gout.
- Trị sẹo mụn, giúp nhanh lành vết thương: Các tinh chất của hoắc hương còn có tác dụng tăng tốc quá trình chữa lành vết thương, làm mờ sẹo. Nó cũng có tác dụng tương tự trong việc loại bỏ các vết thâm, sẹo do mụn hoặc sởi để lại.
Ngoài ra hoắc hương còn có nhiều công dụng khác phải kể đến là: loại bỏ mùi cơ thể, tính chất diệt côn trùng, kích thích tuần hoàn máu, dùng quảng hoắc hương làm nước hoa.
Cách dùng, liều dùng hoắc hương
Cách dùng:
Hoắc hương được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Sử dụng hoắc hương làm trà, xông hơi hoặc súc miệng. Bạn có thể dùng 2 – 4/ml rượu hoắc hương từ 2 đến 3 lần/1 ngày
Liều dùng:
Liều lượng dùng hoắc hương thường nằm trong khoảng từ 8g đến 12g. Tuy nhiên liều dùng của mỗi người có thể khác nhau.
Để xác định liều dùng phù hợp cần dựa theo: độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác của cá nhân. Nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc để dùng cho phù hợp.
Tìm hiểu: Tinh dầu quế có gì mà lại được ưa chuộng đến thế?
Một số bài thuốc kinh nghiệm từ dược liệu hoắc hương
Hoắc hương trong Đông y là một vị thuốc có tính ôn, vị ngọt đắng, hơi cay. Thường kết hợp với các dược liệu khác để chữa trị nhiều chứng bệnh. Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm có sử dụng quảng hoắc hương bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc hoắc hương chính khí tán (chữa giải cảm, tiêu chảy)
Hoắc hương chính khí là bài thuốc trị giải cảm, tiêu chảy. Được điều trị trong trường hợp chính khí hoặc tỳ vị vốn hư nhược.
Bài thuốc 1: Hoắc hương 12g, bạch truật 12g, hậu phác 4g, phục linh và bán hạ khúc mỗi vị 12g, cát cánh, tô diệp (lá tía tô), đại phúc bì mỗi vị 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g, bạch chỉ 4g.
Đem các vị tán thành bột mịn, uống với nước sắc cùng đại táo và gừng. Có thể sắc thuốc thang, uống mỗi ngày 6-12g.
Bài thuốc 2: 15g hoắc hương, 8g thương truật, 10g tía tô, 5g trần bì, 6g phục linh, cam thảo và hậu phác mỗi vị 3g, với 4 quả đại táo. Sắc thuốc, uống ngày 3 lần.
Tay chân nhức mỏi? Tìm ngay: Cây cơm rượu – Thần dược trị đau xương khớp, tê thấp
Bài thuốc bách giải hoàn (chủ trị thương hàn)
Bài thuốc bách giải hoàn (Theo Y Lược Giải Âm Tạp Chứng, Tạ Phúc Hải soạn thuật) chủ trị thương hàn, cảm cúm, nhức đầu ghê sốt, ngạt mũi:
Chuẩn bị các vị: Hoắc hương, hương phụ, hạt cau (binh lang), lá thanh âm, lá hoàng oanh, lá phượng vĩ, Lá vưu lam, cây ngũ gia bì, mộc hương, trần bì.
Cách dùng: Lấy lượng bằng nhau, tán thành bột, vo thành viên hoàn, mỗi ngày uống 10-12g.
Bài thuốc Hoắc đởm hoàn (chủ trị viêm xoang)
Chuẩn bị: Hoắc hương khô, mật lợn
Cách dùng: Mật lợn lọc cặn, sỏi (nếu có), chưng cách thủy cho sền sệt, hoắc hương tán bột, trộn mật lợn vo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-5g.
Bài thuốc Hoắc đởm hoàn giúp tiêu mủ, giảm viêm, thông xoang, dùng để chữa viêm xoang trước khi chuyển thành viêm xoang mãn tính.
Xem ngay: Cây hoa cứt lợn – Kháng sinh trị viêm xoang hiệu quả.
Bài thuốc cảm nắng, thổ tả
Chuẩn bị: Hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, mỗi vị lấy một lượng bằng nhau. Sắc nước, uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị hôi miệng
Hoắc hương có tác dụng cực kỳ tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn và đánh bay các mảng bám trong khoang miệng. Sau đây là bài thuốc trị hôi miệng có sử dụng hoắc hương:
Chuẩn bị: Kết hợp hoắc hương và bạc hà mỗi vị 15g. Đun nước sôi, để nguội lấy súc miệng hàng ngày sáng và tối.
Xem thêm: Mua cây bạc hà ở đâu?
Bài thuốc trị nôn ói do thấp hàn bên trong
Chuẩn bị: Hoắc hương, trần bì, chế bán hạ mỗi vị 10g, nụ đinh hương 2g. Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 lần thực hiện liên tục cho đến khi triệu chứng được dứt điểm.
Bài thuốc trị chứng ngoại cảm hàn thấp
Chuẩn bị: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh, đại táo mỗi vị 10g, bạch chỉ, tô tử, hậu phác, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6g, trần bì 5g, cam thảo 3g. Đem dược liệu đi sắc, lấy nước uống hằng ngày.
Tham khảo: Cây mần ri – “Thần dược” chuyên trị thoát vị đĩa đệm.
Trị viêm da cơ địa bội nhiễm
Chuẩn bị: Hoắc hương kết hợp cùng với hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn. Hoặc có thể dùng hoắc hương độc vị.
Cách làm: Tán các dược liệu trên thành bột mịn. Sau đó trộn đều với nhau, ngâm với giấm. Sau 1 tuần, lọc bỏ phần xác. Lấy nước thuốc thu được để ngâm tay, chân trong vòng 30 phút.
Bài thuốc trị đầy hơi đau bụng
Chuẩn bị: Hoắc hương, mộc hương, chỉ thực, mỗi vị 10g, sa nhân 5g, trần bì 3g. Sắc dược liệu, lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc trị khó tiêu, bụng sôi
Chuẩn bị: Hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy 6g. Đem tất cả nguyên liệu tán mịn. Dùng vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Mỗi lần dùng 2g, ngày sử dụng 3 lần.
Tham khảo: Tinh dầu hồi – Tác dụng thần kỳ cho sức khỏe và đời sống
Bài thuốc chữa động thai, khí không lên xuống, nôn ra nước
Chuẩn bị: 8g Hoắc hương và 8g cam thảo.
Cách thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần uống dùng 4g dược liệu pha với nước sôi, thêm chút muối tinh.
Bài thuốc trị nội thương lạnh và ngoại cảm thương hàn
Chuẩn bị: Hoắc hương, đại phúc bì, phục linh, khương bán hạ, đại táo mỗi vị 12g, bạch chỉ, tử tô, cát cánh, hậu phác, sinh khương, mỗi vị 8g; 6g trần bì, 4g cam thảo. Sắc các dược liệu đến khi cô cạn, lấy nước uống trong ngày.
Thận trọng và lưu ý khi dùng hoắc hương
Nhìn chung, hoắc hương là dược liệu lành tính, ít độc. Tuy nhiên, mức độ an toàn của hoắc hương vẫn đang được nghiên cứu. Do đó, người muốn sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cẩn trọng khi sử dụng vị thuốc hoắc hương với phụ nữ mang thai, trẻ em và những người bị mẫn cảm với dược liệu.
- Không được tự ý thêm các vị thuốc khác vào bài thuốc có hoắc hương, không nên lạm dụng quá mức.
- Cần chia nhỏ liều lượng khi sử dụng để tránh gây kích thích hệ tiêu hóa.
- Không được sử dụng hoắc hương trong vòng hai tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.
- Không dùng hoắc hương có mùi lạ hoặc có dấu hiệu hư hại như nấm, mốc,..
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.
Cây hoắc hương mua ở đâu uy tín, chất lượng?
Để mua hoắc hương làm thuốc, tốt nhất bạn nên tìm đến các nhà thuốc, cửa hàng dược liệu này. Tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn còn đang băn khoăn về địa chỉ bán hoắc hương uy tín, hãy liên hệ ngay với Thảo dược An Quốc Thái.
- Có kinh nghiệm hơn 30 năm trong việc mua bán hoắc hương.
- Đảm bảo tiêu chí 3 “không”: Không chất bảo quản, không sử dụng thuốc hóa học, không pha trộn với cây dại khác,
- Giữ được 100% dược tính tự nhiên
Khách hàng đặt mua hoắc hương có thể liên hệ qua địa chỉ sau:
Thảo dược An Quốc Thái
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
- Hoặc mua tại website: https://omega3.vn/.
Như vậy, Omega Việt Nam đã chia sẻ đến bạn những thông tin xung quanh tác dụng, cách dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ mua và sử dụng dược liệu một cách hiệu quả và an toàn.
Lưu ý: Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo hữu ích, tổng hợp từ nhiều bài thuốc trong dân gian. Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi. Để không bỏ lỡ nhiều thông tin hữu ích về các vị thuốc quý, các mẹo làm đẹp, phương pháp thẩm mỹ an toàn. Hãy truy cập ngay omega3.vn để xem các bài viết mới nhất.