Tinh dầu tràm là tinh dầu lấy từ cây tràm Trà hoặc tràm Huế, sử dụng xông hoặc thoa tinh dầu tràm có tác dụng giảm đau xương khớp, sát khuẩn đường hô hấp, chống cảm cúm và nhiều công dụng khác.
Đây là loại tinh dầu thiên nhiên dùng tốt cho trẻ sơ sinh. Nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là công dụng kháng khuẩn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay.
Tinh dầu tràm là gì?
Đây là một loại dầu gió được triết từ lá, cành của cây tràm là dài (Melaleuca leucadendra) thông qua phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước hoặc ép. Tinh dầu có mùi hương thoang thoảng, nhẹ hơn nước, dễ bay hơi và có nhiều công dụng quý. Hiện nay, có 2 loại sử dụng phổ biến nhất gồm tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió:
Tinh dầu tràm trà
Đây là tinh dầu được chiết từ giống tràm Melaleuca alternifolia thuộc họ Sim hay còn gọi là họ đào kim nương (Tên khoa học: Myrtaceae). Giống này được trồng rất nhiều ở Úc từ hàng ngàn năm nay và được người dân bản địa sử dụng phổ biến vì nhận thấy có nhiều công dụng tốt.
Sau này, cây đã được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra trong cây có thành phần dược chất Gamma-terpinen và Terpinen-4-ol có tác dụng kháng khuẩn mà chủ yếu hữu hiệu trên da. Dùng trong chăm sóc da, làm đẹp, đặc trị mụn.
Khi mua hàng chúng ta cần phân biệt rõ loại tinh dầu này với tinh dầu tràm gió bởi dù có đặc tính kháng khuẩn giống nhau nhưng tràm trà lại được thường xuyên dùng để trị mụn còn tràm gió lại để kháng khuẩn đường hô hấp.
Tinh dầu tràm gió
Tinh dầu này được chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió, là một loại tràm khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á chúng ta. Trong tinh dầu chứa hàm lượng cao các cấu tử Cineol (Eucalyptol), Limonene và α-Terpineol.
Trong đó thành phần Cineol có tác dụng kháng khuẩn rất tốt lại không gây kích ứng nên được sử dụng khá nhiều cho trẻ sơ sinh và cả người lớn.
Ứng dụng tinh dầu tràm trong kháng khuẩn, bảo vệ sức khỏe
Thành phần α-Terpineol tự nhiên được chiết xuất thành tinh dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1. Thành phần α-Terpineol từ dầu tràm có công dụng kháng khuẩn.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tinh dầu tràm được nhắc đến nhiều với tác dụng kháng khuẩn và virus, giúp phòng ngừa dịch bệnh. Nhờ có chứa 2 thành phần kháng viêm cực cao là Cineol và Terpineol, sử dụng tinh dầu tràm kết hợp đeo khẩu trang được xem là phương pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Bạn xịt 1 ít tinh dầu vào khẩu trang y tế, sau đó đeo khẩu trang như bình thường. Lưu ý xịt vừa phải để tránh trường hợp đeo khẩu trang quá lâu gây dị ứng mũi. Tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất trong 24 giờ, do đó, bạn nên thay khẩu trang thường xuyên và xịt tinh dầu mỗi ngày ít nhất 1 lần.
Như vậy, bạn đã tự làm được khẩu trang kháng khuẩn hiệu quả cao, giúp bảo vệ bản thân và phòng tránh các bệnh viêm nhiễm từ đường hô hấp rồi đấy. Hãy thử làm theo để thấy hiệu quả tuyệt vời nhé.
Xem ngay: Xuyên tâm liên – Kháng sinh thực vật dùng để điều trị COVID-19.
Tác dụng của tinh dầu tràm đối với sức khỏe
Tinh dầu tràm là “người bạn đồng hành” đắc lực cho sức khỏe. Ngoài những tác dụng phổ biến như chúng ta đã biết, nó còn công dụng nổi bật nào hay không? Mời bạn cùng khám những tác dụng tuyệt vời của nó.
Tinh dầu tràm trị ho
Bản chất của ho là hiện tượng tự nhiên khi hệ hô hấp bị các tác nhân có hại xâm nhập như virus, vi khuẩn. Nếu không điều trị để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Tương tự như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm là một dược phẩm đơn giản và phổ biến nhất để trị ho. Với tác dụng kháng tiêu đờm, kháng khuẩn, nó giúp đánh bay các cơn cảm lạnh, cảm cúm, viêm hô hấp mùa lạnh.
Trong thành phần tinh dầu có chứa Cineol và Terpineol là 2 chất có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm cao. Các chất này tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp nhanh làm lành và bảo vệ lớp niêm mạc bị tổn thương, giảm nhanh tình trạng đàm ứ gây ngứa rát cổ họng.
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng như viêm phổi, viêm phế quản bạn không nên tự điều trị ở nhà bằng tinh dầu. Nên đến bệnh viện và điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng.
Xem thêm: Cây thuốc dòi – Vị thuốc chữa ho lao, viêm họng thần kỳ.
Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng ứ đọng chất nhầy trong các xoang mũi, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, nấm, dị dạng hoặc tổn thương lớp niêm mạc hô hấp. Tình trạng này gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Lúc nào bệnh nhân cũng có cảm giác đau nhức khu vực sống mũi và quanh hốc mắt, đau đầu, khó thở, ngứa rát cổ họng, mũi tiết dịch cả ngày.
Dầu được bào chế từ lá cây khuynh diệp có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang rất tốt. Người ta tìm thấy trong thành phần của nó Eucalyptol là một chất có tác dụng gây tê và làm loãng đờm, giảm nhanh các tình trạng sưng viêm, phù nề khu vực xoang mũi, giảm chất tiết khiến bệnh nhân dễ thở hơn.
Giúp tránh gió, chống cảm lạnh
Công dụng này thì đa phần các mẹ bỉm đều biết và áp dụng. Khi thời tiết thay đổi, cơ thể rất dễ cảm lạnh, đặc biệt với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em.
Khi tắm cho bé, bạn pha thêm vài giọt dầu tràm vào nước. Tinh dầu từ thảo dược sẽ nhanh chóng bay hơi, sát khuẩn đường hô hấp cũng như da của bé, ngăn bé nhiễm cảm lạnh. Ngoài ra mùi tinh dầu lưu giữ trên da bé cũng giúp tránh muỗi và các côn trùng gây hại khác.
Ta cũng có thể xoa trực tiếp tinh dầu lên vùng thái dương, lòng bàn chân, lưng hoặc cổ giúp tránh gió máy, cảm lạnh.
Xem thêm: Hoắc hương – Thần dược trị cảm, sốt, thương hàn
Hỗ trợ giảm đau xương khớp
Đau nhức xương khớp báo hiệu tình trạng lão hóa khớp ở một số đối tượng như: người lớn tuổi, phụ nữ giai đoạn mãn kinh, người vận động quá mức.
Bệnh này không thuộc dạng cấp tính nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống vì người bệnh thường xuyên bị sưng đau nhức mỏi. Mặc dù cảm thấy rất khó chịu nhưng người bệnh lại không thể dùng thuốc giảm đau thường xuyên vì sẽ cho nhiều tác dụng phụ về sau. Rất may mắn, dầu tràm là một loại thảo mộc đến từ tự nhiên lại rất hữu hiệu để trị bệnh đau nhức xương khớp này.
Bạn chỉ cần sử dụng tinh dầu tràm để mát xa vùng cơ khớp bị đau, tinh dầu sẽ làm ấm khu vực đó khiến máu huyết lưu thông và cho tác dụng giảm đau tức thời. Ngoài ra, tác dụng kháng viêm về lâu dài giúp khớp giảm sưng đau rất hiệu quả.
Tham khảo: Lá lốt – Tác dụng điều trị đau nhức xương khớp tuyệt vời.
Tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, chống nấm
Nhờ tác dụng kháng khuẩn kháng viêm, ta chỉ cần thoa một ít dầu tràm lên vùng bị nhiễm khuẩn, tinh dầu sẽ sát khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi nấm, vi khuẩn.
Một số vị trí dễ bị gàu, nấm như da đầu hoặc nấm bàn chân ta cần phải để ý và chữa trị khi mắc phải. Với da đầu, ta chỉ cần thêm vài giọt tinh dầu vào dầu gội và gội chung, tình trạng nấm ngứa sẽ được cải thiện. Với nấm bàn chân, ta ngâm chân với tinh dầu và thường xuyên thoa tinh dầu để sát khuẩn cũng sẽ khỏi bệnh.
Tác dụng trị mụn, làm đẹp da
Như đã nói ở trên, mặc dù tràm gió cũng có tính sát khuẩn nhưng tràm trà mới đặc hiệu trong vấn đề điều trị mụn. Bạn hãy nhớ nhé!
Đây có lẽ là công dụng được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Ai ai cũng muốn tự tin và sinh đẹp trong mắt mọi người cả nhưng rồi đột nhiên 1 ngày, trên mặt chúng ta nổi một bông hoa đỏ, ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin. Hãy sử dụng tinh dầu tràm thiên nhiên.
Bạn chỉ cần chấm trực tiếp lên nốt mụn, các hoạt chất terpinene-4-ol, α-terpineol và α-pinene sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn ký sinh trên bề mặt da cũng như sâu bên trong lỗ chân lông. Đồng thời, hoạt tính kháng viêm sẽ làm giảm sưng viêm, mau khô nhân và nhanh lành mụn.
Chúng ta cũng có thể pha loãng tinh dầu trong nước rửa mặt hoặc dùng tinh dầu xông mặt giúp bề mặt da luôn sạch sẽ và thông thoáng.
Xem thêm: Hà thủ ô – Vị thuốc quý giúp “xanh tóc, đẹp da”.
Tinh dầu tràm trị gàu, ngăn rụng tóc
Gàu và vi khuẩn là khuyên nhân chính gây ngứa và bít tắc lỗ chân lông, khiến tóc gãy rụng và ngăn cản quá trình mọc của lớp tóc mới. Tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn da đầu và làm sạch khỏi những bụi bẩn.
Ngoài ra, tinh dầu thẩm thấu và có tác dụng hoạt huyết tại các mao mạch bên dưới da đầu, giúp chúng ta cảm thấy thư giãn, máu lưu thông tốt giúp kích thích quá trình mọc tóc. Nhờ đó, bạn sẽ có mái tóc dày, óng mượt khi mát xa da đầu thường xuyên bằng vài giọt dầu tràm.
Chăm sóc răng miệng
Giống như tinh dầu quế, tinh dầu tràm nổi tiếng với khả năng sát khuẩn khu vực răng miệng. Nó loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng, giúp răng trắng sáng, không bị ố vàng và sâu răng. Hoạt tính kháng viêm giúp khắc phục tình trạng viêm nướu, viêm chân răng.
Bạn có thể súc miệng bằng tinh dầu tràm trà pha loãng thay vì mua các loại nước súc miệng chứa nhiều hóa chất và chất bảo quản, cũng có thể pha thêm chút muối để tăng độ sát khuẩn.
Tình trạng răng miệng của bạn sẽ được cải thiện, tăng tính thẩm mỹ, tinh dầu lưu lại khiến hơi thở không bị hôi, có mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu.
Làm sạch không khí
Chúng ta có thể xông tinh dầu hoặc dùng máy khuếch tán để khuếch tán tinh dầu trong không gian sống của chúng ta. Tinh dầu sát khuẩn không khí, tiêu diệt vi trùng có hại xung quanh ta. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid đang hoành hành và môi trường đầy vi khuẩn như hiện nay.
Hơn nữa, tinh dầu này không những không gây hại lại còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, an toàn cho trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh. Bạn nên mua tinh dầu tràm về xông để cảm nhận được những tác dụng tốt từ chúng.
Xem ngay: Tinh dầu hồi – Công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và đời sống.
Cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ
Trong số các loại tinh dầu thì chỉ có tinh dầu tràm là phạm vi đối tượng rộng rãi nhất, có thể sử dụng cho cả bà bầu và trẻ sơ sinh. Điều này thì có lẽ mẹ bỉm nào cũng biết. Chúng ta thường thoa tinh dầu tràm cho bé sau khi tắm để kỵ gió và giữ ấm và tránh bị muỗi đốt.
Giữ ấm, phòng ho cho trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ miễn dịch nên rất dễ bị các bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm phế quản thậm chí là viêm phổi. Cơ thể bé thì chưa có kháng thể để tự chống lại nên cứ mỗi lần bệnh là phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sẽ rất có hại cho sự phát triển cũng như cơ thể của bé. Chúng ta nên phòng bệnh trước bằng tinh dầu tràm.
Với hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, loại tinh dầu này khuếch tán và phế quản và sát khuẩn toàn bộ khu vực mà nó đi qua, khiến vi khuẩn không thể làm ổ và gây hại. Nó cũng giúp hoạt huyết và giữ ấm cơ thể cho bé, tránh nhiễm lạnh.
Mẹ hãy massage tinh dầu tràm cho bé sau khi tắm. Cho vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage nhẹ vùng cổ, lưng và trước ngực cho bé. Thêm vào đó, nên xông tinh dầu này trong phòng ngủ để môi trường quanh bé luôn trong lành.
Trị chướng bụng và đầy hơi
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thêm vào đó sữa bé uống chứa rất nhiều protein khiến bé rất dễ bị đầy bụng, chướng bụng.
Mẹ có thể cho một vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay rồi massage vùng bụng cho bé. Tinh dầu giúp giữ ấm vùng bụng và thúc đẩy tuần hoàn ở khu vực tiêu hóa làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó chịu của bé.
Sổ mũi, cảm cúm
Hoạt chất Eucalyptol trong tinh dầu tràm giúp giảm ho, long đờm, giảm viêm và phù nề phế quản, sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng hơn, làm loãng đờm.
Nhà có trẻ em nhỏ, chưa đủ tháng nên để 1 chai tinh dầu trèm khuếch tán trong phòng hoặc xông tinh dầu sẽ giảm tình trạng sổ mũi, cảm cúm của bé.
Bé bị muỗi đốt
Muỗi và các loại côn trùng có cánh rất ghét mùi hương của tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm. Các mẹ hãy kết ợp xông tinh dầu sả đuổi muỗi và thoa tinh dầu tràm cho bé để tránh bị muỗi đốt, mắc phải các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm cho bé
- Không để tinh dầu dính vào mắt hoặc những bộ phận nhạy cảm của bé.
- Không thoa lên vết thương hở, vết trầy xước vì sẽ bị kích ứng.
- Không để bé uống tinh dầu tràm.
- Sử dụng liều lượng một cách hợp lý không nên thoa quá nhiều vào một chỗ.
- Trước khi thoa, mẹ nên cho tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều rồi mới massage cho bé.
Cách sử dụng tinh dầu tràm cho phụ nữ mang thai và sau sinh
Xông tinh dầu
Bởi vì rất tốt và không gây hại cho em bé, phụ nữ mang thai có thể dùng tinh dầu tràm xông hương trong phòng để thanh lọc không khí, tránh mắc phải các bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi,… là những bệnh không nên nhiễm khi mang thai. Ngoài ra, tinh dầu còn giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn trong thai kỳ.
Mỗi lần, mẹ bầu hay cho từ 4 – 5 giọt dầu tràm vào đèn xông để khuếch tán từ từ, hoặc cho vào nước ấm để xông hơi tại nhà. Sau vài phút, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của dầu tràm bay hơi.
Thoa trực tiếp lên cơ thể
Cơ thể của phụ nữ khi mang thai và sau sinh rất yếu. Vì vậy, phụ nữ vào những giai đoạn này dễ bị cảm lạnh và trúng gió. Thành phần tinh dầu tràm chứa 1.8 Cineol giúp giữ ấm cơ thể, sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe.
Mỗi ngày bạn có thể pha loãng rồi thoa tinh dầu trực tiếp lên các vị trí như mang tai, lòng bàn chân, cổ để phòng gió độc và giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, việc thoa tinh dầu lên các vị trí đau nhức cũng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm
- Phụ nữ có thai và cho con bú, người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Không tự ý uống tinh dầu khi chưa được các chuyên gia tư vấn.
- Tránh tiếp xúc với mắt và các vùng da bị trầy xước.
- Trước khi thoa lên da, nên pha loãng tinh dầu. Dừng sử dụng nếu xảy ra các triệu chứng kích ứng.
Mua tinh dầu tràm ở đâu, giá bao nhiêu?
Chúng tôi Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng tự tin là địa chỉ bán tinh dầu tràm nguyên chất, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt an toàn cho da bé, giúp bạn an tâm khi sử dụng.
Thông tin mua hàng:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Hotline đặt hàng: 0902743250.
- Địa chỉ mua hàng: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
- Website tư vấn và hỗ trợ: https://omega3.vn/.
- Giá bán:
Hàng loại 1:
- Chai 10ml: 80 ngàn/chai.
- Chai 50ml: 180 ngàn/chai.
- Chai 100ml: 350 ngàn/chai.
Hàng loại 2: 100ml/150 ngàn.
Cách nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất, đạt tiêu chuẩn
Tinh dầu tràm nguyên chất có màu vàng nhạt, xanh nhạt hoặc trắng nhạt trong vắt. Càng để lâu thì tinh dầu càng sậm đi nhưng lại rất trong. Khi lắc mạnh, sẽ nổi lên những bọt nhỏ rất lâu vỡ. Nếu ngửi tinh dầu một lúc sẽ cảm nhận được mùi hương dịu nhẹ rất dễ chịu. Khi bôi lên da không dính và nóng.
Các chỉ số của tinh dầu tràm nguyên chất 100%:
- Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.900 – 0.925.
- Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: (-)3 độ C – (-)1 độ C.
- Góc quay cực riêng ở 20 độ C: 1.466 – 1.472.
- Hàm lượng Cineol: > 40%.
Tóm lại, tinh dầu tràm nói chung là an toàn, trong mùa dịch covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, bạn nên chuẩn bị sẵn 1 chai trong túi để phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh nhé.
Cảm ơn bạn đọc dã dành thời gian theo dõi: “Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong kháng khuẩn, trị cảm cúm?“. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Nguồn tham khảo:
5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm (hellobacsi.com)
Sử dụng Dầu Tràm – Khuynh diệp đúng cách, hiệu quả (tuoitre.vn)
Dầu tràm (vi.wikipedia.org)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng