Dây đau xương (Tinospora sinensis Merr) còn gọi là khoan cân đằng, họ Tiết Dê (Menispermaceae), chứa nhiều Ancaloit giúp giảm đau, tiêu sưng, chống viêm. Được ví như thần dược đối với người gặp các vấn đề về xương khớp. Đây là một trong những cây thuốc quý nằm trong Dược điển Việt Nam IV.
Để hiểu rõ thêm về đặc điểm nhận dạng, tác dụng của dây đau xương đối với sức khỏe, cũng như các bài thuốc trị bệnh từ thảo dược, mời bạn tham khảo bài viết.
Dây đau xương – Đặc điểm cần nhớ
- Tên thường gọi: Dây hoặc cây đau xương.
- Tên gọi khác: Khoan cân đằng (theo tiếng Trung có nghĩa là làm chắc khỏe xương cốt), Tục cốt đằng, Khau năng cấp,…
- Tên khoa học: Tinospora sinensis (Lour.) Merr.
- Họ: Tiết dê (Menispermaceae).
(Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Tinospora)
Nhắc đến “dây đau xương”, người ta biết ngay đến công dụng cường gân cốt của nó. Hiện nay, người dân ở các tỉnh vùng núi phía Bắc trồng dây đau xương để làm thuốc bổ hoặc thuốc điều trị các bệnh lý về xương khớp.
Xem thêm: Cây ngũ gia bì – Thuốc bổ mạnh gân xương.
Đặc điểm thực vật
Cây thuốc này phân bố khắp nơi ở Việt Nam, từ miền núi, trung du đến đồng bằng với các đặc điểm nhận biết như:
- Thân leo (leo bằng thân quấn). Mỗi cây có nhiều cành dài mọc theo hướng rũ xuống đất. Dây leo trưởng thành dài khoảng 7 – 8m. Thân cây màu xám, hình trụ. Cành non có lớp lông mịn bao phủ, khi già thì nhẵn.
- Lá hình trái tim, dài từ 10 – 12cm, rộng từ 8 – 10cm, mọc so le. Mặt dưới lá có nhiều lông tơ nên có màu trắng nhạt. Gân lá tỏa ra thành hình chân vịt.
- Hoa màu trắng nhạt, có lông tơ, mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm ở kẽ lá. Mỗi chùm dài từ 8 – 10cm.
- Quả ra vào tháng 3 hằng năm. Quả có hình bán cầu và hơi lõm ở phần mặt phẳng bán cầu. Khi chín sẽ chuyển thành màu đỏ, có chứa dịch nhầy.
Thu hoạch
Dây đau xương được thu hái quanh năm. Người ta chủ yếu thu hoạch phần thân làm thuốc, khi hái thường chọn phần thân già, đủ tuổi.
Các thành phần hóa học
Theo các tài liệu khoa học, thành phần hóa học của dây đau xương chứa nhiều Alkaloid, Dinorditerpen Glucosid và Glycosid phenolic. Trong đó, Alkaloid chiếm chủ yếu, đây là một acid amin do thực vật tạo ra, có công dụng chống viêm, giảm đau, gây tê.
Trong nghiên cứu của Đại học Quốc Gia Hà Nội, người ta đã tiến hành tách và xác định được trong cây thuốc này có chứa cấu trúc một Glucosid Phenolic là Tinosinen I.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy 2 loại Dinorditerpen Glucosid là Tinosposides A và B trong cành của dây đau xương, có tác dụng ứng chế hệ thần kinh trung ương giúp giảm đau, tiêu sưng, giảm viêm nhanh chóng. Ngoài ra còn phối hợp với thuốc an thần giúp lợi tiểu.
Tìm hiểu thêm: Cây lá cách – Tác dụng không ngờ từ loại rau quen thuộc
Công dụng của cây (dây) đau xương
Theo Đông y, dây đau xương có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, có công dụng hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, dùng để chữa đau mỏi xương khớp, đau đốt sống, tê bì chân tay do phong thấp.
Theo y học hiện đại, thành phần Ancaloit có chứa trong cây dây đau xương có tác dụng làm giảm các cơn đau, giảm tê buốt, chống viêm rất hiệu quả, đặc biệt là đối với hệ thần kinh.
Ngoài ra, Tinosposides A và B có trong cây cũng có tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh mẽ. Các Dinorditerpen Glucosid này có khả năng ức chế hoạt tính gây có thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, đồng thời còn có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, nhờ đó giúp giảm đau nhanh chóng.
Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, một số tác dụng của dây đau xương được ghi nhận như:
- Cải thiện các cơn đau nhức và chống thoái hóa xương khớp.
- Điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp, tê bì chân tay, phong thấp,…
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout, giúp giảm thiểu tình trạng co cứng các khớp chân, tay và các cơn đau do gout.
- Chiết xuất từ dây đau xương giúp làm giảm các cơn sốt, hắt hơi, nghẹt mũi.
- Ngoài ra, dây đau xương còn được dùng để chữa rắn cắn, sốt rét mạn tính, hoặc làm thuốc bổ.
Tìm hiểu: Cây thành ngạnh – Chữa teo não, tăng trí nhớ
Liều dùng, cách dùng
Dây đau xương có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau như nấu (sắc) lấy nước uống, nấu cao, ngâm rượu, xoa bóp ngoài da hoặc hãm trà. Dưới đây là một số cách dùng để tận dụng hết hiệu quả của dược liệu:
- Sắc lấy nước: Đun nước cho đến khi sắc lại, liều dùng: 20 – 40g/ngày.
- Nấu thành cao: Cao dây đau xương là một dạng chế biến được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả mà nó mang lại cũng như thuận tiện trong việc sử dụng và bảo quản.
- Ngâm rượu: Lấy thân và cành cây dây đau xương thái nhỏ, sao vàng rồi cho vào bình ngâm rượu theo tỷ lệ 1:5. Liều dùng: Uống 3 lần/ngày, 1 cốc/lần.
- Xoa bóp ngoài da: Lấy lá dây đau xương tươi mang đi rửa sạch, sau đó giã nhỏ, trộn với rượu rồi lấy đắp lên những chỗ đang bị sưng đau.
- Làm trà: Lấy 1 nắm cây khô, hãm với nước sôi uống hằng ngày. Trà dây đau xương có tác dụng giúp đẩy lùi các cơn đau nhức xương khớp một cách an toàn và hiệu quả.
Tham khảo: Cây cơm rượu – Thần dược trị đau xương khớp, tê thấp, tiểu đường
Cây đau xương trị bệnh gì? Bài thuốc hay từ dây đau xương
Từ xưa, dây đau xương đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý về xương khớp. Sau đây là một số bài thuốc hay từ cây thuốc này bạn có thể tham khảo.
Trị trật khớp, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông)
Chuẩn bị: Dây đau xương, hồi hương (hoa hồi), quế, đinh hương, vỏ sồi, vỏ cây núc nác, gừng sống, nghệ vàng, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá canh châu, lá náng, lá mua, lá kim cang, lá bưởi bung (cây cơm rượu), lá tầm gửi cây khế, huyết giác, hạt trấp, hạt máu chó.
Cách làm: Mang tất cả các vị thuốc trên đi rửa sạch, sau đó giã nhỏ, sao nóng và lấy chườm vào chỗ đang bị đau nhức (Lưu ý không đắp trong giai đoạn đầu lúc mới bị bong gân).
Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu
Chuẩn bị: Đau xương, cây cỏ xước, cây gối hạc, mỗi vị 20g; củ mài và cẩu tích mỗi vị 20g; cốt toái bổ, tỳ giải và đỗ trọng, mỗi vị 10g.
Cách làm:
- Cách 1: Rửa sạch các vị thuốc trên. Nấu cùng với 1,5 lít nước, đun đến khi còn 1 lít tắt bếp. Uống nước thuốc hằng ngày thay nước lọc, dùng liên tục từ 15 – 20 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cách 2: Đem tất cả các vị thuốc cho vào bình ngâm rượu. Sau 1 tháng thì có thể sử dụng. Uống mỗi ngày 10 – 15ml, dùng đều đặn trong vòng 1 tháng.
Xem thêm: Đỗ trọng – Vị thuốc bổ can thận, ích tinh, mạnh gân cốt
Trị đau mỏi gân xương, tê bì chân tay do thấp khớp
Bài thuốc 1: Trị thấp khớp mãn tính
Chuẩn bị: Dây đau xương, lá lốt, rễ gấc, thiên niên kiện và tang chi mỗi vị 10g; dây rung rúc, thân cây trâu cổ, rễ cỏ xước và rễ tầm xuân mỗi vị 20g.
Cách làm: Đem các dược liệu trên sắc 2 lần. Sau đó lấy khoảng 400ml nước sắc đun với lửa nhỏ cho đến khi cô lại thành dạng cao lỏng. Mỗi lần dùng lấy một ít cao nấu với rượu, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: Dây đau xương, độc lực, hoàng lực, hoàng nàn chế, huyết giác, kê huyết đằng, lá lốt, ngưu tất, thổ phục linh, tầm xuân và rễ bưởi bung.
Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc trên nấu thành cao
Bài thuốc 3:
Chuẩn bị: Dây đau xương củ kim cang, mỗi vị 1 lượng như nhau.
Cách làm: Dùng 2 vị thuốc trên nấu thành cao, mỗi ngày uống 6g cao.
Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông)
Chuẩn bị: 20g lá dây đau xương, 20g lá tía tô, 30g lá thái lài, 50g rau sam. Tất cả hái lá tươi.
Cách làm: Giã nhỏ, sau đó vắt lấy nước. Uống phần nước cốt và dùng bã đắp lên vùng bị rắn cắn.
Lưu ý phụ nữ mang thai bị rắn cắn không dùng bài thuốc này.
Xem thêm: Hoắc hương – Thuốc hóa thấp, giải biểu
Chữa đau nhức xương khớp: viêm khớp vùng cổ và thắt lưng
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: Dây đau xương.
Cách làm: Giã nhỏ rồi trộn với một ít nước. Sau đó lấy đắp lên những vùng bị đau nhức.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: Thân dây đau xương.
Cách làm: Thân cây thái nhỏ, sao vàng rồi đem ngâm rượu theo tỷ lệ 1:5. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ, uống đều đặn trong vòng 15 – 20 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng cây (dây) đau xương
Mặc dù dây đau xương không chứa độc tính, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Nhưng khi sử dụng cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cũng như để dược liệu phát huy được công hiệu trị bệnh tốt nhất:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng các bài thuốc có chứa cây đau xương.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng các bài thuốc từ cây đau xương.
- Loại thảo dược này rất dễ ẩm mốc. Nếu thấy các nguyên liệu bị ẩm mốc, tuyệt đối không được sử dụng.
- Dù cây thuốc không có tính đối kháng với thuốc an thần, thuốc ngủ, lợi tiểu, nhưng khi dùng cùng lúc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mua dây đau xương ở đâu? Địa chỉ bán uy tín
Để mua được dây đau xương chất lượng, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, bạn nên tìm đến các nhà thuốc Đông y, các cửa hàng phân phối thuốc Nam, thuốc Bắc uy tín, có tiếng như Thảo dược An Quốc Thái.
Lựa chọn Thảo dược An Quốc Thái, bạn đã đặt niềm tin – sức khỏe đúng chỗ bởi:
- Dây đau xương thu hái 100% từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản.
- Dược liệu sạch, được chọn lọc kỹ lưỡng, tuyệt đối không pha trộn cây giả, cây dại.
- Đảm bảo giữ nguyên dược tính, đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao.
- Tận tâm, phục vụ người bệnh như người nhà.
- Giá cả bình dân, hợp túi tiền.
- Giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Thông tin mua hàng:
Omega Việt Nam
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456
- Giá bán: 100.000 đồng/kg
- Website: https://omega3.vn/
Như vậy, khi gặp các vấn đề về xương khớp, dây đau xương là lựa chọn hàng đầu không nên bỏ qua. Bài viết đã giúp bạn biết rõ hơn các công dụng, bài thuốc hay từ dược liệu. Mong bạn sẽ biết cách tận dụng để điều trị bệnh có hiệu quả.
Lưu ý: Các bài thuốc được tổng hợp từ kinh nghiệm dân gian nên chỉ mang tính tham khảo. Trước khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh, bạn nên trao đổi với thầy thuốc để dùng an toàn, hiệu quả.
Để biết thêm các bài thuốc hay, vị thuốc quý, cũng như các mẹo làm đẹp, mua sắm và phương pháp thẩm mỹ an toàn. Bạn hãy thường xuyên truy cập Omega3.vn để cập nhật các bài viết mới nhất.
Nguồn tham khảo / Source:
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2004).
- TINOSPORA CORDIFOLIA: Overview, Uses, Side Effects, Precautions, Interactions, Dosing and Reviews (https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1157/tinospora-cordifolia)
- Two Alkaloid Compounds Isolated from Tinospora sinensis (Lour.) Merr) Growing in Vinh Phuc Province, Vietnam (https://js.vnu.edu.vn/MPS/article/view/4083).
- Tinospora (https://en.wikipedia.org/wiki/Tinospora).
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng