Vỏ quế là một loại gia vị rất quen thuộc trong đời sống, đây là vị thuốc đa công dụng trong Đông y, thường dùng pha trà, ngâm rượu uống có tác dụng chữa cảm sốt, lạnh bụng, tiêu chảy, giảm đường huyết, tốt cho tim mạch,…
Sau đây, bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn vỏ quế là gì, cũng như cách dùng vỏ cây quế hiệu quả, mời các bạn cùng theo dõi.

Vỏ quế là gì? Tìm hiểu chung về vỏ cây quế
Vỏ quế là vỏ phơi khô của cây quế (gọi tắc là quế), tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Giống như thảo quả hay hạt thì là, đây là một trong những gia vị phổ biến trên thế giới.
Trong Đông y, thảo dược có vị hơi cay nồng, pha một chút ngọt ngọt ở cổ họng, quế có tính đại nhiệt cùng với mùi thơm nồng, khi ăn thì khá nóng.
Theo Thần nông bản thảo kinh, Bản thảo cương mục thập di và Bản thảo cương mục, quế nằm trong Tứ đại danh dược: Sâm – Nhung – Quế – Phụ. Được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc nó riêng và y học cổ truyền Châu Á nói chung.
Có thể nói, công dụng của quế rất quan trọng, gần như không thể thiếu trong y học và đời sống.
Xem thêm: Lá nguyệt quế – Loại gia vị nhiều công dụng.
Tổng quan về cây quế
Trong chi Cinnamomum, có nhiều loại khác nhau. Theo các nhà thực vật học, trên thế giới, có 3 loại quế phổ biến:
- Quế Trung Quốc có tên khoa học là Cinnamomum cassia Blume.
- Quế Srilanka (quế quan) có tên khoa học là Cinnamomum zeylanicum Nees, thuộc họ Long não (Lauraceae).
- Quế ở Việt Nam là loại quế thanh (Cinnamomum loureirii Nees).
Quế là cây thân gỗ, to cao khoảng 10-15m, vỏ cây thường nứt nẻ. Vỏ cành, vỏ cây của quế có mùi thơm nồng và có vị cay. Trong Đông y, người ta thường dùng vỏ của thân cây và cành để làm thành các bài thuốc chữa bệnh.
Lá cây có công chiết xuất ra tinh dầu. Gốc cây thường được làm các đồ trang trí nội thất, đồ mỹ nghệ trong gia đình.

Bộ phận dùng
Thông thường, người ta bóc vỏ cây quế để làm thuốc, gia vị hoặc ép lấy tinh dầu. Công đoạn bóc vỏ thường được diễn ra vào tháng 4-5 và 9-10, thời gian này cây có nhiều nhựa nên rất dễ bóc vỏ. Vỏ cây quế có nhiều tên gọi tùy vào vị trí khai thác như:
- Phần ở dưới gốc cây, cách mặt đất 0.2-1.2m, gọi là hạ căn. Phần này không có giá trị cao.
- Vỏ ở phần thân cây, từ 1.2m cách mặt đất trở lên, được gọi là thượng châu – phần tốt nhất và có giá trị cao.
- Vở ở cây cành cây to được gọi là quế thượng biểu.
- Vỏ bóc ở cành nhỏ được gọi là quế chi.

Một cây quế trung bình sẽ cho ra 40kg, trong đó 30kg là loại tốt, 10kg loại thường. Đối với vỏ quế ở phần thân và cành to, sau khi bóc thì phải đem về ủ vì không ủ chất lượng sẽ kém. Đối với cành nhỏ chỉ cần đem phơi khô và để trong mát.
Ngoài ra, dược liệu này còn được tán bột dùng để ngâm rượu và chế tạo các loại siro để sử dụng.

Thành phần hóa học
Thành phần quan trọng nhất trong vỏ quế là tinh dầu chiếm 1,2-1,5% trong đó khoảng 85% aldehyd cinnamic, 5% tanin, Cinnzeylanol, Cinnzeylanin, Acetat cinnamyl, Acid cinnamic, O-methoxycinnamaldehyde.
Trong y học hiện đại, người ta dựa vào tỷ lệ của tinh dầu có trong vỏ quế mà phân loại tốt hay kém.
Cây quế có ở đâu?
Cây quế được trồng phổ biến ở các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các vùng núi phía Bắc như: Nghệ An, Cao Bằng, Hà Giang,…
Người ta thường truy theo mùi hương của quế để thu hoạch, đến mùa hương quế sẽ bay ngào ngạt. Mùa thu hái của vỏ quế thường dao động từ tháng 2-5 hằng năm. Sau khi thu hái thì nên đem về ủ với lá chuối, sau đó phơi khô, bảo quản.
Vỏ quế có tác dụng gì?
Vỏ quế được sử dụng trong nhiều cách khác nhau như chữa bệnh, chế biến gia vị, chống viêm, làm đẹp,… Đây có thể được xem là một loại dược liệu đa chức năng với nhiều công dụng khác nhau. Sau đây là các tác dụng mà vỏ quế mang lại trong việc chữa trị các loại bệnh trong y học.
Theo y học cổ truyền
Quế có tính ấm, vị hơi cay nồng, pha chút ngọt họng cùng với mùi thơm đặc trưng, và có tác dụng kích thích sự tuần hoàn máu cũng như tăng hô hấp.
Vỏ của cây quế chứa các dưỡng chất có khả năng chống oxi hóa, kháng viêm, và có tiềm năng trong việc phòng ngừa bệnh tim, điều trị tiểu đường, ngăn chặn thoái hóa thần kinh, giúp điều trị tiêu chảy và kích thích mồ hôi. Ngâm chân trong nước quế cũng có tác dụng trong việc điều trị nấm da và một số bệnh da liễu. Ngoài ra, việc ngâm chân trong nước quế cũng giúp cải thiện lưu thông máu ở chân.
Nếu bạn có đau răng, nhai vỏ quế hoặc giã nhuyễn vỏ quế để đắp vào vùng bị đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, để tóc mềm mại và khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng mặt nạ quế bằng cách kết hợp dầu ôliu, bột quế, và mật ong đun nóng.”

Theo y học hiện đại
Chống oxy hóa
Vỏ quế có khả năng chống oxy hóa nhờ vào hàm lượng polyphenol giúp ức chế các oxy hóa, bảo vệ cơ thể một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, nó còn tránh được sự oxy hóa của các tế bào gốc tự do. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến ung thư cũng như tổn thương các bộ phận trong cơ thể.
Xem thêm: Nấm lim xanh – “Thảo dược vàng” giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Chống viêm
Tình trạng cơ thể khi bị tổn thương, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các mô. Vỏ cây quế có khả năng chống kháng khuẩn, chống nấm, kháng vi trùng, sát khuẩn nên có tác dụng điều trị chống viêm bên ngoài cũng như bên trong. Nó giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cũng như tiêu diệt các vi trùng trong túi mật.
Giúp ngăn ngừa bệnh tim
Vỏ quế chứa có chứa hợp chất làm loãng máu, giúp lưu thông máu tốt, ổn định tim mạch, ngăn ngừa nồng độ cholesterol tốt HDL, đồng thời loại bỏ các chất độc hại gây nghẽn mạch máu.
từ đó, khi người bệnh dùng vỏ quế thường xuyên sẽ giảm được các bệnh như đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Các hoạt chất có trong quế có thể điều hòa được lượng đường huyết có trong máu. Vậy nên những người bị bệnh tiểu đường, đái tháo đường dùng vỏ quế để chữa bệnh rất phù hợp vì nó làm giảm lượng insulin có trong cơ thể. Một muỗng bột quế mỗi ngày, người dùng có thể kiểm soát được lượng đường có trong máu, giúp cho cơ thể ổn định được đường huyết ở mức ổn định nhất.

Tham khảo: Cây tầm bóp – Rau mọc dại “thần dược” chữa bệnh tiểu đường.
Chống thoái hóa thần kinh
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hương vị của quế có khả năng làm tăng hoạt động của não. Khi sử dụng quế thường xuyên sẽ giúp dẫn truyền hệ thần kinh một cách bình thường, cải thiện được nhận thức, đồng thời tăng chức năng vận động của não bộ. Do đó, quế được sử dụng như một loại thuốc bổ não rất tốt.
Chữa đau bụng, tiêu chảy
Tinh dầu quế có công dụng kích thích dạ dày, ruột, trừ phong, kích thích tăng cường hệ tiêu hóa, tăng tiết nước bọt, làm giảm các cơn đau thắt.
Chuẩn bị: 10g vỏ cây quế, gừng cắt lát nướng đen, 5g hạt cau già. Trộn các nguyên liệu lại với nhau rồi đun sôi với nửa lít nước, Sau khi nước rút còn khoảng 100ml thì dừng lại. Chia ra làm hai ly, uống vào buổi sáng và chiều, sử dụng đều đặn sẽ thấy triệu chứng được cải thiện.
Xem thêm: Vỏ măng cụt – Tác dụng chữa bệnh tiêu chảy thần kỳ.
Điều trị cảm, sốt, ra mồ hôi
Chuẩn bị: 10g vỏ quế, cam thảo, củ gừng tươi, mấy trái táo đen. Cho các hỗn hợp vào nấu chung với nhau để uống. Chia làm 3 lần và uống vào 3 buổi sáng, trưa, chiều.
Cách sử dụng vỏ quế khô
Tùy vào tình trạng sức khỏe cơ thể, mỗi người sẽ có các cách dùng khác nhau. Quế cũng có thể không phù hợp với một số đối tượng, vậy nên cần cần trao đổi với bác sĩ để có liều dùng phù hợp.
Chuẩn bị vỏ quế để uống rất đơn giản. Đầu tiên, bạn lấy miếng vỏ quế và mài nó để thu được bột quế. Sau đó, hòa bột quế với nước đun sôi và đợi cho nước nguội trước khi uống. Hoặc bạn cũng có thể pha quế giống như việc pha chè.
Để pha quế, bạn cắt miếng vỏ quế thành từng lát mỏng và đặt chúng trong một chiếc chén có nắp đậy. Sau đó, đổ nước sôi vào và đợi để bụi bẩn và tạp chất bị loại bỏ, rót bỏ đi nước đầu. Lúc này, vỏ quế vẫn chưa ra chất, vì vậy bạn không cần phải lo lắng. Bạn tiếp tục đổ nước sôi lần thứ hai vào, lần này chờ 15-20 phút để quế ra chất và nước nguội điều trị. Uống xong, bạn lại đổ nước lần thứ ba, thứ tư để uống tiếp. Hãy chú ý sử dụng một chiếc bát hoặc bình trà lớn để đảm bảo rằng tất cả vỏ quế được ngập trong nước sôi, giúp quế ra chất nhanh hơn. Một lần pha vỏ quế có thể sử dụng 2 đến 3 lần nước, nhưng với loại vỏ quế tốt và hàm lượng tinh dầu cao, bạn có thể pha tới lần thứ 5 hoặc 6 vẫn có chất để uống.
Vỏ quế được dùng với liều lượng như thế nào?
Theo các nhà nghiên cứu y học cho rằng người trưởng thành trung bình có thể dùng 1 – 1.5g bột quế/ngày.
Để phát huy công dụng được hiệu quả cũng như dễ dùng, bạn có thể kết hợp với một số loại dược liệu khác như mật ong để tăng khả năng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo từng dạng bào chế liều lượng vỏ quế được dùng như sau:
- Rượu: 5–15g/ ngày.
- Bột: 0.05–5g/ ngày.
- Siro: 30–69g/ ngày.
Dùng vỏ quế chữa đau răng
Lấy vỏ quế để nhai hoặc giã nhuyễn vỏ quế, binh lang (hạt cau) để đắp lên vùng răng bị đau sẽ làm giảm tình trạng đau răng nhanh chóng. Bên cạnh đó, ngăn ngừa các bệnh răng miệng rất tốt.
Làm gia vị
Vỏ quế là loại gia vị giúp kích thích vị giác, khử mùi tanh cực tốt, có trong ngũ vị hương để ướp thịt, cá. Nhờ có vỏ quế mà hương vị của món ăn thêm độc lạ và hấp dẫn.
Ngoài ra, các món như bún bò, cà ri, đồ nướng,… nếu thiếu vỏ quế, thảo quả và hoa hồi sẽ mất đi hương vị đặc trưng vốn có.
Dùng vỏ quế khô xông nhà
Theo phong thủy, quế là cây có niên tuổi hàng trăm năm, hấp thụ nhiều tinh hoa, vạn vật đất trời, kỵ âm khí và tà khí. Do đó, đốt vỏ quế xông nhà được cho là có thể tẩy uế, loại bỏ những u uất, tiêu trừ xui xẻo, đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cách xông nhà bằng vỏ quế: vỏ quế, bồ kết, vỏ bưởi khô, xay nhuyễn hỗn hợp thành bột, tạo thành que nhang hoặc để nguyên, châm lửa xông. Đặt ở nơi thoáng mát, xông theo quy tắc từ trên xuống, từ trong ra ngoài.

Ngâm rượu vỏ quế
Có rất nhiều cách ngâm rượu vỏ quế, cần khoảng 10g vỏ quế, kết hợp với long não, đại hoàng, một chút gừng tươi. Đem các nguyên liệu trộn đều với nhau và ngâm với 1 lít rượu. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Nếu bạn muốn ngâm rượu từ từ, để lâu cho rượu ngấm thì cách làm như sau:
Vỏ quế ngâm rượu độc vị:
Chuẩn bị: Vỏ quế khô 1kg, rượu trắng 5 lít. Cho quế vào bình, đổ rượu vào ngâm, sau 45 ngày là có thể lấy ra uống.
Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, uống 2-3 lần/ngày, sau bữa ăn.
Vỏ quế ngâm rượu phối hợp nhiều vị:
Chuẩn bị:
- Vỏ quế khô: 30g
- Mật ong: 0,5 lít
- Rượu trắng: 3 lít
- Kỷ tử: 200g
- Ngũ gia bì: 50g
- Nhục đậu khấu: 30g
- Phúc bồn tử: 50g
- Địa hoàng: 40g.
Cách ngâm:
Cho tất cả vào bình ngâm rượu, đổ mật ong trước, sau đó đổ rượu vào lắc đều. Sau 45 ngày là có thể dùng được, mỗi lần uống 1 ly nhỏ.
Những bài thuốc thường gặp từ vỏ quế
Gần đây, trong y học người ta phát hiện trong vỏ quế có một chất có tác dụng chữa cảm mạo, giúp hạ đường huyết, chữa đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể hiệu quả. Một số bài thuốc hay từ vỏ quế như sau:
- Chữa cảm mạo:
Quế chi thang
Chuẩn bị: quế chi 8g, cam thảo 6g, sinh khương 6g, thược dược 6g, táo đen 4 quả, nước 700ml. Đem sắc và đun sôi còn 200ml thì có thể dùng được. Ngày uống 3 lần và nên uống khi nóng.
- Chữa đau bụng tiêu chảy:
Chuẩn bị: Vỏ quế 4-8g, hạt cau già 4g, gạo nếp rang vàng 10g, gừng nướng 2 lát. Đem sắc nước uống.
- Chữa suy nhược cơ thể:
Chuẩn bị: Nhục quế 4g, cam thảo 4g, gừng 2g, đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, trần bì 6g, ngũ vị 6g, hoàng kỳ 12g, đại táo 12g. Sắc thuốc uống, mỗi ngày 1 lần.
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:
Chuẩn bị: Quế chi 8g, đại táo (táo đen) 12g, hương phụ 8g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 6g, bạch thược 8g, sinh khương 6g, cao lương khương 6g. Đem các thảo dược đi sắc uống, mỗi ngày dùng 1 lần.
- Chữa kinh nguyệt không đều, chậm kinh:
Chuẩn bị: Nhục quế 4g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g, thục địa 8g, phục linh 8g. Đun sôi các hỗn hợp lại với nhau, mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
- Chữa viêm mũi dị ứng:
Chuẩn bị: 8g bạch truật, 12g bạch thược, 16g hoàng kỳ, 6g phòng phong, 5g đại táo, 8g quế chi, 2g gừng.
Nếu bị viêm mũi cấp tính, bạn thêm 4g ma hoàng, tế tân 6g. Nếu ăn kém, cảm thấy mệt mỏi thêm đảng sâm 16g, quả kha tử 6g.
Đối tượng sử dụng vỏ quế
- Người cao huyết áp, mắc các bệnh liên quan về tim.
- Người già suy giảm trí nhớ.
- Người bị tiểu đường.
- Người mắc các bệnh về răng miệng: sâu răng, hôi miệng.
- Người bị viêm nhiễm, mụn trứng cá.
- Người bị mất vị giác, chán ăn, ăn không ngon.
- Những người bình thường nên sử dụng để tình trạng sức khỏe ngày một tốt hơn.
Thận trọng, lưu ý khi sử dụng vỏ quế khô
Lưu ý nên bảo quản quế ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Đối với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
Một số đối tượng sau đây nên thận trọng:
- Không dùng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ đang mang thai.
- Vì có tính cay, tránh để quế dây vào mắt, mũi làm viêm, bỏng đường hô hấp.
- Người âm hư dương thịnh không nên sử dụng.
Mua vỏ quế ở đâu Tp HCM, giá vỏ quế khô bao nhiêu?
Chúng tôi Omega Việt Nam bán vỏ quế 100% nguyên chất, an toàn, uy tín, giao hàng nhanh, giá cả phải chăng, chắc chắn bạn sẽ hài lòng.
Lựa chọn chúng tôi, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng, vì sản phẩm được khai thác từ vị trí giàu dược chất nhất của cây quế và phơi khô tự nhiên.

Liên hệ mua vỏ quế:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Gọi đặt hàng: 0902743250.
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình.
- Giá bán: 150.000 đồng/kg.
- Website: https://omega3.vn/.
Như vậy, quế là vị thuốc Đông y không thể thiếu trong gia đình chúng ta. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về vỏ cây quế, cũng như cách dùng nó hiệu quả nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng để lại bình luận để chúng tôi giúp bạn giải đáp.
Lưu ý: Tác dụng của vỏ quế còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các bài viết trên Omega3.vn chỉ mang tính chất tham khảo hữu ích, không thay thế cho việc điều trị y khoa.