Lá khổ sâm là vị thuốc quý được lấy từ cây khổ sâm cho lá, có tác dụng điều trị đi ngoài nhiều lần, chữa viêm đại tràng, tiêu hóa kém, đau dạ dày,… Nếu bạn gặp phiền phức với các vấn đề về tiêu hóa thì khổ sâm cho lá là một bài thuốc nên có trong nhà.
Vậy công dụng của lá khổ sâm chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào? Mua ở đâu uy tín? Mời bà con tham khảo bài viết để hiểu rõ tác dụng tuyệt hay của lá thuốc này.
Tìm hiểu: Cây rau mương – Rau dại điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Đặc điểm thực vật của cây khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá có nhiều tên gọi khác nhau như khổ sâm Bắc Bộ, cây cù đèn, ba đậu khổ sâm,… Tên tiếng Anh của nó là Croton tonkinensis Gagnep. Đây là thực vật có hoa, thuộc họ Thầu dầu.
Có rất nhiều loại khổ sâm như khổ sâm cho hạt, khổ sâm cho rễ,… duy chỉ có loại cho lá được xem là vị thuốc quý trong các bài thuốc Đông y để chữa đau bụng, đi ngoài, viêm đại tràng,… Để tránh nhầm lẫn với các loại khác, bạn cần nắm rõ đặc điểm của nó.
Cây khổ sâm là thực vật thân thảo, cao từ 1 – 1,5m. Lá khổ sâm thường mọc đối xứng nhau, đôi khi mọc thành vòng tròn. Một nhánh mọc gồm 5 – 6 lá, phiến lá hình mũi mác dài khoảng 2 – 3cm, phần mép lá nguyên và cả hai mặt lá đều có lớp lông tơ.
Hoa thường mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành, gồm có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa cái có 3 vòi nhuỵ và 5 lá đài, hoa đực có 2 vòi nhuỵ và 5 lá đài.
Quả màu đỏ sẫm, có 4 mảnh vỏ và lông màu trắng. Bên trong quả chứa nhiều hạt hình trứng, màu nâu sẫm. Hàng năm người dân thu hái lá thuốc vào tháng 5 đến tháng 9.
Thành phần hóa học của khổ sâm cho lá
Theo một số nghiên cứu hiện đại, thành phần trong lá cây khổ sâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người. Một số thành phần nổi bật như stigmasterol, flavonoid, β-sitosterol, alkaloid, acid benzoic, terpenoid, polyphenol, tanin,….
Không chỉ trên thế giới, các nhà khoa học ở nước ta cũng đã tìm thấy một số thành phần khác từ hợp chất terpenoid trong lá thuốc như: Ent-7β-hydroxyl-15-oxokauran-16-en-18-yl acetate, 14α-dihydroxy kauran-16-en-15-one, Ent-1α-acetoxy-7β, 4α-dihydroxy kauran-16-en-15-one, Ent-7β, Ent-18-acetoxy-7β.
Lá khổ sâm có tác dụng gì?
Theo Đông y, khổ sâm cho lá có tính mát, vị chát, hơi ngọt và đắng nên mới gọi là “khổ sâm”. Dược liệu thường được áp dụng vào các bài thuốc chữa bệnh dạ dày và tiêu hoá, dù đắng nhưng hoàn toàn không khó uống.
Trong Tây y, khổ sâm cho lá chứa thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ là flavonoid. Hơn thế nữa, thảo dược còn chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên ngăn ngừa bệnh sốt rét Plasmodium falciparum và tế bào ung thư ở người. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh lá khổ sâm trong đời sống:
Lá khổ sâm trị bệnh đường tiêu hóa
Theo kinh nghiệm từ dân gian truyền lại, lá cây hổ sâm có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tá tràng, viêm loét dạ dày,…) rất hiệu quả nhờ vào các hoạt chất chống oxy hoá dồi dào như tanin, flavonoid.
Ngoài ra, các chất này còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá tốt hơn, giảm tình trạng đầy bụng, ợ chua, giúp bạn ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hoá hiệu quả.
Tham khảo: Chè đắng – “Thần dược” giảm cân, điều trị viêm đại tràng thần kỳ.
Khổ sâm cho lá chữa các bệnh dạ dày
Tác dụng nổi bật của lá khổ sâm chữa dạ dày nhờ vào các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như alkaloid, polyphenol, tanin,… Các chất này giúp điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả như chậm tiêu, đầy bụng, viêm loét dạ dày tá tràng. Trong dân gian, người ta còn dùng dược liệu vào các bài thuốc chữa chứng đầy hơi, ợ chua, trướng bụng.
Xem ngay: Chè dây – “Khắc tinh” số 1 HP, tuyệt chiêu trị đau dạ dày hiệu quả.
Lá cây khổ sâm chữa kiết lỵ, đi ngoài nhiều lần
Lá khổ sâm có tác dụng chữa đi ngoài nhiều lần, kiết lỵ rất hiệu quả. Các nghiên cứu đã chứng minh, những hoạt chất trong lá thuốc có khả năng ức chế hoạt động của ký sinh trùng đường ruột gây kiết lỵ, tiêu chảy,… nhờ đó giảm thiểu và loại bỏ tình trạng tiêu chảy, kiết lị rất tốt.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn cho thấy tác dụng của khổ sâm cho lá ảnh hưởng tốt đến tim mạch như hỗ trợ rối loạn nhịp tim, giãn mạch máu, chống xơ hoá cơ tim, chống thiếu oxy cơ tim,… Đặc biệt dịch chiết từ lá giúp hỗ trợ điều trị ung thư, ức chế sự hình thành của khối u hiệu quả.
Xem thêm: Thẩm mỹ – Lợi ích tuyệt vời, nguy cơ, hiểu đúng giá trị cái đẹp.
Bài thuốc có có chứa lá khổ sâm
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá cây khổ sâm được các lương y kê thuốc cho mọi người tham khảo:
Điều trị bệnh viêm đại tràng: Lá khổ sâm khô 30g sắc với 1 lít nước, uống vào sáng sớm. Bạn nên kết hợp bài thuốc với món trứng gà và lá mơ lông tía ăn mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc trong 1 tháng sẽ thấy bệnh được thuyên giảm.
Chữa bệnh kiết lỵ, đau bụng đi ngoài: Sử dụng khổ sâm cho lá, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa, rau sam, lá mơ lông, mỗi vị 15g, sắc 1 thang thuốc/ngày. Hoặc dùng lá cây khổ sâm, lá phèn đen (cây mực), mỗi thứ 1 nhúm, đem sắc uống.
Chữa đau dạ dày không rõ nguyên nhân: Bạn lấy 1 nắm lá tươi nhai với vài hạt muối trắng. Có thể sử dụng thêm gừng để dễ uống, tránh tình trạng nôn mửa do không quen dùng thuốc.
Xem thêm: Rễ đinh lăng – Sự thật không thể ngờ về thần dược “bổ hơn nhân sâm”
Chữa đau bụng, khó tiêu sau khi ăn no: Dùng 20g lá khổ sâm và 20g dây ngấy hương đem đi phơi khô. Sau đó sắc nước để uống hàng ngày, bạn có thể cho thêm gừng để dễ uống.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lá khổ sâm khô, nhân trần và cây bồ công anh, mỗi vị 10g, cây dạ cẩm, chút chít, lá khôi, mỗi vị 12g. Đem tất cả thảo dược sắc với 1,5 lít nước, cô cạn còn 2 bát chia uống hết trong ngày.
Lá khổ sâm chữa ho: Chuẩn bị khổ sâm, lộ phong phòng, phòng phong, chích thảo. Lấy mỗi vị bằng nhau, mỗi ngày uống 1 lần.
Trị nổi mẩn ngứa: Sử dụng lá khổ sâm khô, lá đắng, kinh giới và trầu bà không, đem nấu nước để tắm và xông hơi.
Điều trị vẩy nến: Chuẩn bị khổ sâm cho lá 20g, hoa kim ngân 20g, huyền sâm 20g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 10g. Lấy tất các vị thuốc tán thành bột, vo thành viên, mỗi ngày uống từ 15g – 30g.
Khi sử dụng lá khổ sâm cần chú ý gì?
Theo các nhà thực vật học, hiện nay chỉ mới phát hiện 3 loại khổ sâm, gồm loại cho lá như trên và 2 loại còn lại cho hạt và rễ. Khi tìm thuốc chữa bệnh, bạn cần tránh nhầm lẫn chúng để dùng đúng thuốc, chữa đúng bệnh, bởi mỗi loại có công dụng trị bệnh khác nhau.
Tránh nhầm lẫn các loại khổ sâm
Khổ sâm cho hạt
Loại cây này còn có tên gọi khác là sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng (tên tiếng Anh: Brucea javanica L) thuộc họ Thanh thất. Người ta thường sử dụng quả của cây này để làm thuốc, còn gọi là Nha đảm tử.
Đặc điểm bên ngoài của loài cây này khá giống với cứt chuột, nên người ta gọi là sầu đâu cứt chuột. Thành phần hoá học của quả chứa các hoạt chất như tanin, saponin, kosamin, quasin, tinh dầu lỏng trắng tới 24%.
Ngoài ra, chất kosamin trong quả được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng diệt giun sán, diệt trùng với liều nhỏ (dùng liều cao có thể gây độc). Ứng dụng trên lâm sàng, hạt khổ sâm được dùng để chữa bệnh lỵ amips ở giai đoạn cấp tính rất hữu hiệu.
Hơn thế nữa, nó còn được dùng để chữa bệnh sốt rét, mỗi ngày dùng từ 10 – 15 quả, phơi khô, giã nhuyễn vo thành viên cho dễ sử dụng.
Khổ sâm cho rễ
Cây khổ sâm cho rễ có tên gọi khác là khổ cố hay dã hoè, tên tiếng anh là Sophora flavescens Ait, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ, rễ khổ sâm được thu hái rồi mang đi phơi hoặc sấy khô, thái lát, sao vàng. Loại này thường phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và mọc rải rác tại các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.
Thành phần hóa học trong cây dã hòe gồm có oxy martin, martin, sophocarpine. Thực hiện trên lâm sàng, vị thuốc dùng để chữa bệnh lỵ cấp tính, tiểu tiện ra máu. Đem rễ nghiền thành bột mịn rồi cho một ít mật ong vào, vo thành viên. Mỗi ngày dùng từ 8 – 10 viên, chữa sốt hoặc trị giun. Ngoài ra, nó còn được sử dụng vào bài thuốc lợi tiểu, viêm âm đạo, bệnh ngoài da, viêm tai giữa và thuốc bổ đắng.
Dùng lá khổ sâm cho trẻ nhỏ
Có rất nhiều bạn đọc gửi câu hỏi cho Omega3.vn về việc sử dụng lá khổ sâm cho trẻ nhỏ: “Con mình 5 tháng tuổi, cháu thường bị đi ngoài và ra phân loãng: Xin hỏi cho bé uống lá khổ sâm có được không? Mình định mua 1 ít lá thuốc cho cháu để cầm tiêu chảy”.
Xin được giải đáp thắc mắc như sau:
Theo kinh nghiệm dân gian, lá khổ sâm được biết đến là vị thuốc chữa tiêu chảy, kiết lị rất tốt, lành tính và an toàn. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể hái 1 nắm lá tươi để nhai rồi nuốt nước, bỏ bã, hoặc lấy 1 ít lá khô, sắc nước hay hãm trà uống bình thường.
Chưa có thử nghiệm nào cho thấy trẻ uống lá khổ sâm là an toàn, tuy nhiên, bạn có thể cho bé dùng gián tiếp thông qua sữa mẹ, bạn lấy 1 ít lá thuốc dùng hàng ngày, sau đó cho bé bú để tình trạng đi ngoài được cải thiện nhé. Nếu bé đã bỏ bú, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi cho trẻ sử dụng trực tiếp.
Xin thông tin thêm cho các mẹ, giống như lá đơn đỏ hay cỏ mần trầu, lá khổ sâm tắm cho bé giúp trị rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa rất hiệu quả. Tắm lá thuốc ngoài da rất an toàn cho trẻ, bạn nên nhớ ngâm qua với nước muối và rửa thật sạch nhiều lần nhé.
Một vài thông tin xin được chia sẻ cho bạn đọc, nếu bạn còn gì thắc mắc về vị thuốc này, vui lòng để lại bình luận để các dược sĩ hỗ trợ bạn giải đáp.
Mua lá khổ sâm ở đâu? Địa chỉ bán lá khổ sâm uy tín
Lá khổ sâm tuy được ít người biết tới nhưng tác dụng trị bệnh về tiêu hóa là không phải bàn cãi. Nếu có người thân, bạn bè mắc các bệnh về đại tràng, tiêu hóa kém, bạn hãy giới thiệu cho họ vị thuốc này. Vậy mua lá khổ sâm ở đâu tốt nhất?
Chúng tôi Omega Việt Nam tự hào là địa chỉ bán lá cây khổ sâm uy tín, đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Chúng tôi cam kết cung cấp lá khổ sâm khô 100% từ thiên nhiên, không pha trộn cây dại, tạp chất khác, làm ảnh hưởng chất lượng dược liệu. Giá cả phải chăng, giao hàng tận nơi nhanh chóng.
Thông tin liên hệ đặt mua:
Omega Việt Nam – Vì sức khoẻ cộng đồng
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
- Hotline: 0926 456 456.
- Website: https://omega3.vn/.
Như vậy, bài viết của chúng tôi đã tổng hợp các thông tin hữu ích về công dụng, cũng như tác dụng của lá khổ sâm. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ vui lòng tham khảo thầy thuốc trước khi sử dụng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi.