Cây bá bệnh có chữa bách bệnh không? Công dụng và cách dùng

Cây bá bệnh, hay cây bách bệnh, là tên thường gọi của cây mật nhân. Được biết đến với tác dụng tráng dương, cường thận, hỗ trợ điều trị gút (gout), chữa thận hư, yếu sinh lý nam, đái tháo đường, ăn uống khó tiêu,… đúng với tên gọi trị “bá bệnh”, giúp cải thiện sức khỏe.

Vị thuốc bá bệnh với vị đắng đặc trưng, không lẫn đi đâu được. Vậy cây bá bệnh là cây gì, có tác dụng chữa bệnh gì, cách dùng và bài thuốc như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu về vị thuốc.

Cây bá bệnh
Cây bá bệnh

cây bá bệnh mua ở đâu

Cây bá bệnh là cây gì?

  • Tên thường gọi: Cây bá bệnh.
  • Tên gọi khác: Mật nhân, Mật nhơn, Bá bịnh, Bách bệnh, Hậu phác nam, Nho nan (Dân tộc Tày).
  • Tên gọi tại một số nước: Thonan (Lào), Piak hoặc Tung saw (Thái Lan), Pasak Bumi (Indonesia), Tongkat Ali (Malaysia), Long Jack (Mỹ).
  • Tên khoa học: Eurycoma longifolia.
  • Họ: Thanh thất (Simaroubaceae).
Hình ảnh cây bá bệnh
Hình ảnh cây bá bệnh

Gọi là “bá bệnh” vì người ta cho rằng nó có thể chữa được vô số chứng bệnh khác nhau. Tại Malaysia, loài cây này còn được tôn vinh là một trong “Tam đại Quốc bảo”. Cây thuốc lần đầu được tìm thấy ở Việt Nam vào năm 2006 bởi các nhà khoa học Đại học Dược Hà Nội.

Tìm hiểu: Cây mần ri – “Thần dược” chuyên trị thoát vị đĩa đệm.

Mô tả đặc điểm hình ảnh

Trong tự nhiên, cây bá bệnh rất dễ nhận diện với một số đặc trưng như sau:

  • Loài cây bụi, cao 10 – 15m. Thân cây mảnh, mọc thẳng đứng và không phân cành. Vỏ cây thường có màu vàng ngà hoặc màu trắng xám.
  • Lá mọc kép, có thể dài đến 1m. Gồm khoảng 30 – 40 lá nhỏ đối xứng nhau có chiều dài từ 5 – 20cm, chiều ngang khoảng 6cm. Cuống lá màu nâu đỏ, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá màu trắng và có lông.
  • Hoa lưỡng tính mọc thành từng cụm nhỏ hình chùy ở nách lá, ra hoa vào tháng 1 và tháng 2 hằng năm. Hoa bá bệnh màu nâu đỏ, cánh hoa khá nhỏ và mềm mại, có nhiều lông tơ mịn bao phủ xung quanh.
  • Quả ra vào khoảng tháng 4 và tháng 5. Quả hạch cứng và nhẵn, hình trứng hơi dẹt, có rãnh dọc ở giữa. Khi còn non có màu nâu vàng, khi chín sẽ chuyển sang màu nâu đỏ.

cay ba benh

Cây thuốc tri bá bệnh
Cây thuốc tri bá bệnh

Xem thêm: Trà dây – Giải pháp chữa đau dạ dày, tá tràng hàng đầu.

Phân bố

Bá bệnh là cây mọc hoang, có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Chúng thường sinh trưởng và phát triển ở những cánh rừng vùng Đông Nam Á. Phân bố tại một số quốc gia Châu Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines, Nam Trung Quốc và Ấn Độ nhưng với số lượng ít.

Cây bá bệnh tại Việt Nam thường phân bố tập trung ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay được trồng nhiều tại vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh).

Bộ phận dùng làm dược liệu của cây bá bệnh

Ngoại trừ hoa, tất cả các bộ phận khác của cây như rễ, thân, lá và quả đều có thể dùng làm thuốc. Trong số đó, rễ cây bá bệnh là phần được sử dụng nhiều nhất. Để có dược tính cao, người ta thường chọn rễ của những cây lâu năm.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Rễ đủ năm tuổi sẽ được thu hoạch, người ta đem những đoạn rễ thái thành từng lát mỏng rồi phơi khô, cho vào túi, hút chân không và bảo quản. Để ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm thấp, như vậy có thể để lâu 1-2 năm.

cây bá bệnh bán ở đâu
Bá bệnh phơi khô thái lát

mua rễ cây bá bệnh

Thành phần hóa học của cây bá bệnh

Theo các tài liệu nghiên cứu, khi phân tích thành phần hóa học của cây bá bệnh, người ta phát hiện các hợp chất sau:

  • Hợp chất Quassinoid: Eurycomalacton, Longilactone, 13β,  Eurycomanone 2-O-β-D-glucopyranoside, 18-Dihydroeurycomanol, 15-β-Dihydroxyklaineanon và 6-α-hydroxyeurycomalactonen. Đây là hợp chất có nhiều nhất trong thành phần hóa học của cây bá bệnh, chủ yếu trong vỏ và rễ cây giúp hạ sốt, phòng ngừa ung thư.
  • Hợp chất Triterpenes loại Tirucallane: Bourjotinolon A, Episapelin A, Piscidinol A,  Hyspidron, Ilotycin và Melianon Dihydroniloticin giúp tăng testosterone nội sinh.
  • Các Alkaloid: 9, 10-Dimethoxycanthin-6-one, 5,9-Dimethoxycanthin-6-one,  9-methoxy -3-metylcanthin-5,6-dione, 10-Hydroxy-9-Methoxycanthin-6-one, và 11-Hydroxy-10-Methoxycanthin-6-one.
  • Các hợp chất khác: Campesterol, Biphenylneolignans, Saponin, Flavonoid, Axit Phenolic,…

Ngoài ra, người ta còn xác định được trong vỏ cây bách bệnh ở Đông Nam Bộ thành phần hai chất đắng là Eurycomalactone (chiếm nhiều nhất) và 2,6 Dimetoxybenzoquinon (sắc tố màu vàng) giúp cải thiện tiêu hóa, trị ăn uống không tiêu.

Cây bá bệnh có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, bá bệnh có vị đắng, tính mát, quy 2 kinh can và thận. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi tiểu, chuyên dùng để trị các chứng bệnh: yếu sinh lý nam, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, nhức mỏi lưng, tiểu ra máu, bệnh chàm ở trẻ em. 

Dân gian thường sử dụng rễ cây bá bệnh để chữa giun sán, ngộ độc hoặc giải rượu. Dùng lá nấu nước tắm trị lở ngứa hoặc sắc thành thuốc uống chữa đau bụng, đau lưng, viêm đường tiết niệu. Trong Y học hiện đại, các tác dụng của cây bá bệnh có thể kế đến như:

  • Tăng cường sinh lý nam giới: Theo nhiều tài liệu khoa học, các hợp chất Quassinoid, Triterpenes, Alkaloid Carbolin, Alkaloid Canthin trong rễ bá bệnh có tác dụng tăng Testosterone nội sinh. Nhờ đó, giúp tăng cường ham muốn ở nam giới, kéo dài thời gian quan hệ, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, cải thiện tình trạng rối loạn cương dương,…
  • Hỗ trợ điều trị Gout: Hợp chất Quassinoid có khả năng ức chế chức năng của protein vận chuyển URAT1, nhờ đó giảm nồng độ Acid Uric trong máu. Ngoài ra Alkaloid và Quassinoid trong rễ cây còn có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng đau ở người bị Gout.
  • Chống sốt rét: Hoạt chất Eurycomanone có ở cây bá bệnh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng virus gây bệnh sốt rét Plasmodium Falciparum.
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Eurycomanone và một số Quassinoid trong cây bá bệnh có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và nhân lên của các tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Chống ký sinh trùng: 3 loại Quassinoid là Longilactone, 11-Ehydroklaineanone và 14,15 β-Dihydroxyklaineanone có khả năng ngăn chặn sán lá máu di chuyển và sán máng đẻ trứng. Một số nghiên cứu còn cho thấy thảo dược này có khả năng ức chế sự phát triển của ký sinh trùng Toxoplasma Gondii (trùng cong).
  • Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa: Giúp điều trị các chứng như bụng đầy hơi, tiêu hóa kém, thường xuyên đau bụng, kiết lỵ, táo bón, tiêu chảy,…
  • Ngoài ra, cây bách bệnh còn giúp chữa đau bụng kinh ở nữ giới.
tác dụng của cây bá bệnh
Tác dụng của cây bá bệnh chữa yếu sinh lý ở đàn ông

cây bá bệnh mua ở đâu

Bài thuốc sử dụng cây bá bệnh

Bá bệnh là cây thuốc quý, dùng độc vị thường không hiệu quả cao bằng cách kết hợp nhiều vị khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc có cây bách bệnh bạn có thể tham khảo:

Rượu ngâm bá bệnh giúp bổ thận tráng dương

Bài thuốc Tần Thủy Hoàng tửu: 50g rễ bá bệnh; dâm dương hoắc, đỗ trọng, hồng sâm, chuối hột rừng phơi khô, mỗi vị 30g; câu kỷ tử, đương quy, hà thủ ô, mỗi vị 20g; 20 quả táo tàu khô; 10 lít rượu nếp.

Cách ngâm rượu:

  • Các dược liệu Rửa sạch, để ráo. Lá dâm dương hoắc xếp dưới đáy, cho các vị thuốc còn lại vào bình ngâm rượu.
  • Sau đó đổ rượu ngập, lấy đũa khuấy đều một lần để các dược liệu không nổi lên trên.
  • Rượu ngâm trong 15 ngày là có thể dùng được. Uống trước hoặc sau khi ăn, mỗi lần 1 ly nhỏ.

Bài thuốc chữa thận âm hư, huyết suy từ cây bá bệnh

Bài thuốc: 60g cây bá bệnh; 100g đậu đen xanh lòng; 20g dây tơ hồng; cây huyết rồng, muống biển, tang chi, rễ cỏ xước (ngưu tất), mỗi vị 10g.

Cách thực hiện: Đem các dược liệu trên rửa sạch. Cho tất cả vào ấm nấu cùng với 1,5 lít nước, sắc trong 2 tiếng. Chắt lấy phần nước, uống mỗi ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng. 

rễ cây bá bệnh
Cây bá bệnh có tác dụng chữa thận âm hư, huyết suy
cây bá bệnh là cây gì
Bán cây bá bệnh thái lát, phơi khô chất lượng

mua rễ cây bá bệnh

Chữa liệt nửa người bên phải, tê lạnh cơ thể

Chuẩn bị: 4g cây bách bệnh; 10g rễ đinh lăng; dây trâu cổ, dây đau xương, đậu chiều và cây trinh nữ (xấu hổ) mỗi vị 8g; 6g cây thần sa, 5g quế chi, 5g quả hồ tiêu chín (bỏ vỏ ngoài, phơi khô) và  3g gừng tươi.

Cách thực hiện: Mang tất cả các dược liệu trên sắc thành thuốc uống. Dùng đều đặn 1 thang mỗi ngày.

Chữa chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, ăn lâu tiêu

Chuẩn bị: 50g cây bá bệnh; của gấu, củ sả và tiêu lốt mỗi vị 50g, dây mơ, dây rơm, nhân trần, thổ cam thảo (cam thảo đất), thổ hoắc hương (hoắc hương núi), vỏ quýt (trần bì) và xuyên phát mỗi vị 100g.

Cách thực hiện: Đem các dược liệu trên tán thành bột. Người lớn dùng mỗi ngày 12g. Trẻ nhỏ liều dùng tùy theo độ tuổi, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em

Chuẩn bị: Một nắm lá cây bá bệnh.

Cách thực hiện: Sử dụng lá bá bệnh nấu nước tắm ở vùng da cần điều trị. Có thể kết hợp giã nát lá để đắp lên vùng da bị bệnh cho đến khi chữa khỏi.

Chữa tắc kinh, đau bụng kinh

Chuẩn bị: 15g rễ cây bá bệnh.

Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng thuốc liên tục trong 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa

Chuẩn bị: 20g rễ bá bệnh, 10 quả chuối sứ khô, 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện: Nướng vàng chuối sứ, sau đó cho vào bình thủy tinh cùng với rễ cây bá bệnh ngâm rượu. Để bình ở nơi thoáng mát. Rượu ngâm trong 7 ngày là có thể lấy ra dùng. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 300ml.

công dụng cây bá bệnh
Công dụng cây bá bệnh hỗ trợ tiêu hóa

Lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng cây bá bệnh

Mặc dù có công dụng chữa bệnh nhưng bá bệnh cũng là một cây thuốc. Do đó nó vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nếu dùng sai cách. Do đó, khi sử dụng bạn nên lưu ý những điều sau:

Những ai nên và không nên dùng bá bệnh?

Theo Đông y, cây bá bệnh phù hợp với những đối tượng:

  • Nam giới yếu sinh lý, bị suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, chất lượng tinh trùng kém.
  • Người bị thận hư.
  • Người mắc bệnh gout, đau nhức xương khớp.
  • Người ăn uống không tiêu, hay thấy chướng bụng, khó chịu.
  • Người có vấn đề về dạ dày, gan, mật.
  • Người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp.
  • Bệnh nhân đái tháo đường hoặc có tiền sử đái tháo đường.
  • Người đang gặp vấn đề về tuyến tiền liệt như viên, u xơ hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Một số trường hợp được khuyến cáo không nên dùng cây bá bệnh:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
  • Người dị ứng với các thành phần hóa học của dược liệu.

Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá bệnh

  • Sắc thuốc ngày nào uống hết ngày đó, không nên để qua đêm.
  • Dùng cây bá bệnh liệu trình 3 tháng – nghỉ 1 tháng. Các chuyên gia khuyến cáo nên dùng liều thấp trong thời gian dài, không nên dùng liều cao trong thời gian ngắn.
  • Chọn bá bệnh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tự nhiên, không tồn dư hóa chất.
  • Tuyệt đối không sử dụng dược liệu đã có dấu hiệu ẩm mốc.
  • Do có tác dụng bổ thận, cường dương, nam giới bình thường có sinh lý mạnh nên chú ý sử dụng với liều lượng vừa phải.
  • Trước khi sử dụng nên trao đổi với thầy thuốc để dùng đúng liều, chữa đúng bệnh.

Cây bá bệnh bán ở đâu?

Hiện nay, rất nhiều người đổ xô đi tìm mua bá bệnh nhờ công dụng trị bệnh thần kỳ của nó. Tuy nhiên, tâm lý mua hàng ồ ạt rất dễ tạo cơ hội cho hàng giả, kém chất lượng trà trộn. 

Để mua được cây bá bệnh chất lượng, mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, bạn có thể tìm đến chúng tôi – Omega Việt Nam. Tại đây, chúng tôi cam kết bán cây bá bệnh chất lượng nhất:

  • Không chất bảo quản, nguồn gốc 100% tự nhiên.
  • Dược liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên vẹn dược tính, mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Tuyệt đối không pha trộn cây dại, cây giả.
  • Giá bình dân, hợp túi tiền.
  • Giao hàng tận nơi.
mua cây bá bệnh ở đâu
Địa chỉ bán cây bá bệnh uy tín
mua cây bá bệnh
Cây bá bệnh phơi khô tự nhiên
cây bá bệnh mua ở đâu
Quy trình phơi cây bá bệnh tại công ty

cây bá bệnh mua ở đâu

Thông tin mua hàng:

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
  • Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
  • Giá bán: 200.000 VNĐ/KG
  • Website: https://omega3.vn/
cay ba benh mua o dau
Cây bá bệnh chất lượng, giá rẻ

mua cay ba benh o dau

mua rễ cây bá bệnh

Khách hàng nói gì về cây bá bệnh?

“Chồng mình đã hơn 40 nên cũng hơi yếu, uống rocket chỉ có tác dụng nhất thời thôi, qua hôm sau đâu lại vào đấy. Được chị bạn mách cho cây bá bệnh “ông uống bà khen”.

Mặc dù hơi đắng nhưng ổng cũng chịu khó uống. Cuối cùng cũng được đền đáp thành quả, chồng mình đã lấy lại phong độ, 2 vợ chồng lại vui vẻ như xưa. Đúng là ông uống bà khen, cả xóm thèm” – Chị Mai (quận 5, TP HCM) tâm sự.

“Mới lấy vợ mà đã “trên bảo dưới không nghe”, thấy xấu hổ và tự ti dữ lắm. May nhờ ông bạn giới thiệu bình rượu nghe đâu ngâm từ cây bá bệnh, trị yếu sinh lý rất hay. Nghe tên thấy cũng hấp dẫn nên cũng ngâm rượu thử, lúc đầu thì thấy rất đắng và khó uống. Nhưng mà lâu dần thấy chuyện chăn gối cải thiện đáng kể, giờ thì sinh hoạt bình thường giống như bao người rồi. Đúng là “bá bệnh” có khác. – Anh Lâm (Quảng Ngãi) chia sẻ.

“Tôi bị viêm khớp khá lâu, càng uống thuốc Tây càng thấy nóng, người hốc hác đi, ngưng thuốc thì lại đau. Nhờ ông bạn hàng xóm chỉ cho bài thuốc từ cây bá bệnh, sắc uống mỗi ngày mà giờ thấy đỡ hẳn, 10 phần cũng bớt được 7, 8 phần rồi. Nói chung thuốc nam uống vẫn yên tâm hơn, mưa dầm thấm lâu, uống đã gần nửa năm nay nhưng không thấy tác dụng phụ hay khó chịu gì cả.” – Bác Bình (Đồng Nai) cho biết.

cay ba benh ban o dau

cây bá bệnh mua ở đâu

Tóm lại, mặc dù gọi là “bá bệnh” nhưng nó hiệu quả nhất vẫn là đối với một số bệnh lý như: sinh lý yếu, tiêu hóa kém, đau nhức gân xương, tiêu chảy, cảm sốt hoặc làm thuốc bổ để bồi bổ sức khỏe.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng, cách dùng, cũng như các bài thuốc hay từ cây bá bệnh. Chúc bạn tận dụng vị thuốc có hiệu quả. 

Nguồn tham khảo:

  • Những cây thuốc thông dụng (Võ Văn Chi, 2003)
  • Cây bá bệnh có chữa được bá bệnh không? (suckhoedoisong.vn)
  • What are the benefits and side effects of tongkat ali? (medicalnewstoday.com)
  • EURYCOMA LONGIFOLIA: Overview, Uses, Side Effects, Precautions, Interactions, Dosing and Reviews (webmd.com).

Thông tin mua hàng

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
Giá bán: 200.000 VNĐ/KG
Bài viết liên quan

Gọi ngay