Địa liền (Kaempferia galanga) là thân rễ (củ) của cây địa liền, còn gọi là cây thiền liền, tam nại, sơn nại, sơn nại, thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Thân rễ phơi khô làm bài thuốc ngâm rượu, sắc nước uống tác dụng trị khó tiêu, viêm loét dạ dày, cảm lạnh, đau xương khớp và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Đặc điểm cây địa liền
Địa liền là cây thân thảo, sống lâu năm, không có thân như các cây thuốc khác. Bề ngoài tương đối giống với cây gừng, nghệ hoặc ngải đen. Tuy nhiên, vì lá mọc thấp hơn, sát với mặt đất nên mới gọi là “Địa liền”.
- Tên khoa học: Kaempferia galanga L.
- Tên gọi khác: thiềng liềng, tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Lá địa liền có hình bầu dục, phiến lá dài từ 8 đến 10 cm. Mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới có lớp lông mịn, cả hai mặt của lá địa liền có nhiều chấm, hình vòng tròn.
Hoa địa liền mọc thành cụm ở nách lá, không có cuốn, một cụm có từ 6 đến 12 hoa. Loài hoa này có màu trắng, ở giữa có đốm tím nhỏ. Đài hoa có ba răng dài, mang ba thùy.
Cây địa liền sinh trưởng nhanh và mùa hè. Cho hoa vào tháng 8 đến tháng 9. Thân rễ có nhiều củ, mọc nối tiếp hoặc bám vào nhau, dạng hình trứng.
Xem thêm: Rễ đinh lăng – Ông uống bà khen, cả xóm thèm
Cây địa liền mọc ở đâu?
Theo các nhà thực vật học, thiền liền là loại cây ưa sáng, ẩm, có thể chịu bóng. Thường mọc ở nơi đất sốp, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Cây địa liền còn mọc hoang ở nhiều nước châu Á như: Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan.
Ở nước ta, cây thuốc xuất hiện khắp mọi nơi, rải rác từ Nam ra Bắc. Chủ yếu trên các vùng đồi núi và mọc nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Yên bái, Thanh Hóa, Hải Dương,…
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng chủ yếu là phần thân rễ (củ). Củ địa liền gần giống với củ riềng, thường được thu hái vào mùa Đông – Xuân. Sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Tuyệt đối không được sấy than, vì củ sẽ bị đen và mùi kém thơm.
Thành phần hóa học
Đại học Gurukula Kangri (Haridwar, Ấn Độ) tìm thấy hơn 49 hoạt chất trong Củ địa liền. Nó chứa đến 2,4-3,9% tinh dầu. Các thành phần trong tinh dầu được nghiên cứu có tác dụng giảm đau, kháng viêm bao gồm: Acid methoxycinqmic, Etyl cinamat, p-methoxy ethylcinamat,…
Ngoài ra, trong củ còn chứa các hợp chất khác như: o-methoxy ethylcinamat, p-methoxystyren, cineol, aldehyd cinamic, borneol, acid transcinamic, kaempferol, carvon, encalyptol.
Tác dụng của củ địa liền?
Từ lâu, tác dụng của địa liền đã phát huy hiệu quả tốt trong nhiều bài thuốc dân gian. Đây là vị thuốc mọc hoang ở nhiều nơi, bình dân, dễ tìm. Nếu biết hết các công dụng của địa liền, ta có thể tận dụng vị thuốc chữa bệnh một cách tốt nhất.
Sau đây là một số tác dụng của cây thuốc trong y học cổ truyền và y học hiện đại:
Tác dụng của địa liền trong Đông y
Trong Đông y, địa liền có tính ẩm, vị cay, quy vào các kinh: tỳ, vị. Bài thuốc địa liền có tác dụng ôn trung, hành khí, tiêu thực, trừ thấp và tán hàn.
Dân gian ta thường sử dụng địa liền để chữa đau dạ dày, bụng lạnh, trị chứng khó tiêu. Củ địa liền ngâm rượu đem xoa bóp để chữa tê phù, đau nhức chân hoặc chữa sâu răng.
Y học cổ truyền Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng sử dụng địa liền khá phổ biến:
- Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng địa liền để trị đầy bụng, viêm loét dạ dày, đau nhức gân xương.
- Ở Malaysia, thân rễ địa liền thái mỏng phơi khô chữa cao huyết áp, hen suyễn, cảm lạnh. Lá ngậm chữa ho.
- Tại Philippines, địa liền phơi khô, sắc nước uống dùng chữa khó tiêu, sốt rét. Lá giã nát, hơ nóng đắp chữa đau xương khớp.
- Ở Ấn Độ, củ địa liền được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực giống như gừng hay nghệ vàng. Thêm vào nấu ăn nhờ hoạt chất chống oxy được trường Đại học Gurukula Kangri nghiên cứu.
- Tại Thái Lan, rễ củ hay bột được thấy phổ biến hơn, được dùng để cải thiện chứng sưng cơ và thấp khớp.
Tìm hiểu: Cây cơm rượu (bưởi bung) – Thần dược trị đau khớp, tê thấp
Tác dụng của địa liền trong y học hiện đại
Không chỉ y học cổ truyền, y học hiện đại cũng đã tiến hành nghiên cứu một số tác dụng của địa liền:
- Chống viêm, giảm đau hiệu quả nhờ hoạt chất Ethyl-p-methoxycinnamat.
- Điều trị viêm loét dạ dày.
- Tăng cường hệ tiêu hóa và giảm độc tố trong ruột.
- Hỗ trợ và điều trị các bệnh về xương khớp, thần kinh tọa.
- Tác dụng hạ sốt, trị cảm cúm, đau đầu.
Các công dụng khác của củ địa liền
Theo nghiên cứu hiện đại, nhiều thành phần dược chất có trong củ địa liền, đặc biệt là Ethyl-p-methoxycinnamat đem lại nhiều công dụng nổi bật như: gây độc cho tế bào gây ra bệnh bạch cầu ở người, ức chế các loại nấm, vi khuẩn và enzym gây hại, ức chế tổng hợp sắc tố melanin.
Ngoài ra, các tinh chất trong dược liệu còn có khả năng ngăn chặn, hấp thụ tia UV, được dùng để điều chế nước hoa, mỹ phẩm như: kem chống nắng, làm trắng da và làm chất điều hương trong thực phẩm.
Xem thêm: Đan sâm – Loại sâm cực quý cho người bệnh tim.
Bài thuốc trị bệnh từ củ địa liền
Địa liền có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác như quế chi, bạch chỉ, cam thảo, thổ phục linh trong bài thuốc chữa bệnh. Tùy vào mục đích điều trị mà có thể ngâm rượu, sắc nước uống hoặc vo viên hoàn. Dưới đây là một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
Chữa cảm sốt nhức đầu
Bài thuốc: Củ cây địa liền 5g, cát căn 10g, bạch chỉ 5g. Đem dược liệu nghiền mịn, vò thành viên uống. Mỗi ngày 5-10g, ngày 2-3 lần.
Xem thêm: Lá bạch đàn – Tinh dầu khuynh diệp với tác dụng diệu kỳ.
Điều trị tiêu hóa kém, hay đầy bụng, chậm tiêu
Để chữa chứng tiêu hoá kém, đầy bụng, ta làm bài thuốc: Địa liền 2g và quế chi 1g. Lấy dược liệu tán nhỏ, chia làm 3 lần và uống trong ngày, mỗi lần uống từ 0,5g đến 1g bột.
Chữa ngực bụng lạnh đau
Để chữa ngực bụng lạnh đau, có thể sử dụng bài thuốc từ củ địa liền theo hai cách sau:
Cách 1: Lấy 4 – 8g củ địa liền sắc thuốc uống. Hoặc cũng có thể tán bột rồi uống.
Cách 2: Củ địa liền, đương quy, cam thảo, đinh hương, mỗi vị lượng bằng nhau. Đem tán bột, rồi trộn hồ và hoàn viên to. Mỗi ngày lấy 10 viên uống với rượu, uống ngày 2 đến 3 lần.
Trị bệnh ho gà
Bài thuốc: 300g củ địa liền, 300g lá chanh, 500g tía tô, rau má tươi, rau sam tươi và vỏ rễ dâu mỗi vị 1000g.
Cách thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, tẩm qua mật ong và sao. Cho vào nồi, thêm 12 lít nước và đun sôi trên lửa nhỏ. Đợi thuốc cạn còn khoảng 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng đến khi bệnh thuyên giảm. Mỗi ngày uống từ 15 – 30ml.
Bị lao phổi? Tìm ngay: Cây thuốc dòi – Kẻ thù số 1 của ho lao, viêm phổi.
Điều trị táo bón lâu ngày, nhức đầu, cảm sốt theo kinh nghiệm
Bài thuốc: Củ địa liền, thổ phục linh, rau má, mỗi vị 30g với 20g cam thảo.
Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu đi phơi khô rồi nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy từ 2 đến 4g, hòa tan vào nước và uống.
Đau thần kinh tọa, đau dạ dày
Bài thuốc: Củ địa liền 20g, quế chi 10g. Đem nguyên liệu tán thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 3 lần. Kiên trì uống hàng ngày để thấy hiệu quả.
Xem thêm: Chè dây Sapa – Đặc sản trị đau dạ dày trứ danh Tây Bắc
Chữa đau nhức răng, đau mỏi gân cốt, đau lưng
Bài thuốc: Củ địa liền phơi khô rồi thái nhỏ.
Cách thực hiện: Cho dược liệu vào bình ngâm với rượu có nồng độ cồn 40 – 50%. Sau 5 – 7 ngày, lấy xoa bóp để chữa đau nhức hoặc ngậm rượu vài phút, sau đó nhổ ra, thực hiện vài lần chứng đau răng sẽ thuyên giảm.
Cách ngâm rượu địa liền
Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp đau gân cốt, giảm đau răng:
- Củ địa liền
- Cây long não
- Thiên niên kiện
- Quế chi
- Đại hồi
- Huyết giác
Cách thực hiện:
Mỗi thứ 0,5kg, đem rửa sạch, thái lát mỏng, ngâm với 4 lít rượu trắng (nồng độ từ 40-50°). Ngâm khoảng 7 ngày là có thể dùng được. Nếu để nguyên củ thì chờ khoảng 1 tháng sau mới dùng được.
Rượu thuốc địa liền, gừng gió hạ sốt, đánh cảm do trúng khí lạnh
- 1kg địa liền
- 1kg gừng gió
- 3 lít rượu
Cách làm: Dược liệu thái lát, phơi khô, cho vào bình ngâm chung với rượu. Sau 7-10 ngày có thể sử dụng. Xoa rượu thuốc lên thái dương, cổ, dái tai,… khi trúng gió, thời tiết thay đổi gây sốt, cảm lạnh.
Lưu ý: Rượu này chỉ dùng để xoa bóp trị đau nhức hoặc ngậm chữa đau răng, trúng gió, không được uống.
Tìm hiểu: Rượu Amakong – “Ngày 7 đêm 3 vào ra không kể”
Giá bán củ địa liền
Dù địa liền là dược liệu mọc hoang nhưng chưa được bán rộng rãi nên rất khó định giá. Mỗi nơi bán giá mỗi khác, nhìn chung, giá củ địa liền tươi dao động từ: 65.000 – 75.000 đồng/kg, địa liền khô thái lát từ: 100.000 đồng – 200.000 đồng/kg.
Trước khi mua bạn cũng nên khảo sát giá kỹ lưỡng, so sánh ở nhiều nơi. Đồng thời, giá hợp lý cũng phải đi đôi với chất lượng để tránh tiền mất tật mang.
Củ địa liền bán ở đâu?
Để mua địa liền làm thuốc, tốt nhất nên tìm tới các nhà thuốc Đông y hay các cửa hàng thảo dược uy tín. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn có thể tìm đến Thảo dược An Quốc Thái. Đây là một trong những cửa hàng chuyên phân phối thuốc Bắc, Nam lớn nhất tại Tp HCM, trong đó có địa liền.
Thảo dược An Quốc Thái sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn vì;
- Kinh nghiệm 30 năm cung cấp cây thuốc, hơn 1000 đơn vị thuốc Đông y.
- Đảm bảo tiêu chí 3 “không”: không chất hóa học, không chất bảo quản, không pha trộn hàng giả.
- Giữ nguyên 100% dược tính tự nhiên.
- Là nơi mua bán thuốc Nam, thuốc Bắc uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng.
- Giá thuốc bình dân phục vụ vì người nghèo.
- Giao hàng nhanh chóng tận nơi.
Đặt hàng:
Thảo dược An Quốc Thái
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
- Hoặc mua tại website: https://omega3.vn/.
- Giá bán củ địa liền: 100.000 đồng/kg.
Lưu ý khi sử dụng
Củ địa liền là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh. Dù rủi ro hay tác dụng phụ của địa liền chưa được nghiên cứu sâu, tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để sử dụng an toàn:
- Củ địa liền không phù hợp sử dụng qua đường uống với những đối tượng bị thiếu máu, âm hư.
- Vì là thuốc nam nên tác dụng và hiệu quả thường chậm. Người dùng cần kiên trì sử dụng bài thuốc trong thời gian dài để đem lại hiệu quả.
- Cẩn thận khi sử dụng củ địa liền với người đang mang thai và cho con bú.
- Những bài thuốc trên điều là kinh nghiệm dân gian, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Mỗi người đều tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau. Do đó, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Tóm lại, địa liền là vị thuốc quý, thích hợp với cho người bị bệnh đường ruột, xương khớp, đau nhức răng,… Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo hữu ích, tốt nhất nên trao đổi với thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng dược liệu.
Bạn đọc muốn biết thêm nhiều vị thuốc quý, hãy nhấn vào chuyên mục “Thảo dược”. Chúng tôi Omega3.vn là website chuyên cung cấp tin tức về về các cây thuốc quý, các mẹo làm đẹp, phương pháp thẩm mỹ an toàn, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn tham khảo:
- Aromatic ginger (Kaempferia galanga L.) extracts with ameliorative and protective potential as a functional food, beyond its flavor and nutritional benefits. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6579851/).
- Phytochemistry, pharmacological activities and uses of traditional medicinal plant Kaempferia galanga L. – An overview (https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32061673/).
- Kaempferia galanga (https://en.wikipedia.org/wiki/Kaempferia_galanga).