3 bước xét nghiệm sốt xuất huyết và chẩn đoán sớm nhất

Xét nghiệm sốt xuất huyết để xác định virus Dengue trong máu gây nhiễm trùng sốt xuất huyết. Thường được tiến hành trên những người có các triệu chứng bệnh hoặc gần đây đã đi du lịch đến các ổ dịch sốt xuất huyết. 

Bài viết có sự tham khảo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). 

Xét nghiệm sốt xuất huyết
Xét nghiệm sốt xuất huyết

Các loại xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết

Nhiễm trùng sốt xuất huyết là căn bệnh do virus Dengue gây ra, mục đích của việc xét nghiệm sốt xuất huyết để xác định virus Dengue trong máu. Để tìm kháng nguyên của loại siêu vi trùng này trong huyết thanh, bệnh nhân cần được lấy máu xét nghiệm.

Hiện nay, có 3 loại test sốt xuất huyết được tiến hành, bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM.
  • Xét nghiệm kháng thể IgG.

Tùy thuộc vào thời gian nghi nhiễm/nhiễm virus Dengue và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại xét nghiệm nào.

Test sốt xuất huyết
Test sốt xuất huyết

Xem thêm: Men gan cao – Dấu hiệu, nhận biết và cách điều trị

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 nhằm phát hiện protein không cấu trúc NS1 của virus sốt xuất huyết. Protein này được tiết vào máu trong quá trình nhiễm trùng sốt xuất huyết.

Các xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 được chỉ định thực hiện trên người nghi nhiễm hay mắc bệnh từ 1 – 5 đầu khi có triệu chứng.

Đôi khi, kết quả xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 có thể là âm tính nếu bệnh nhân nhiễm bệnh từ cuối ngày thứ 3 trở đi. Bởi trong giai đoạn này, nồng độ kháng nguyên của virus Dengue đã giảm xuống thấp. Do đó, sau ngày thứ 5 trở đi, các xét nghiệm NS1 không được khuyến khích.

Giải thích kết quả xét nghiệm:

  • Kết quả xét nghiệm NS1 dương tính: Xác nhận nhiễm virus sốt xuất huyết (không cần cung cấp thông tin về loại huyết thanh)
  • Kết quả xét nghiệm NS1 âm tính: Tiếp tục xét nghiệm kháng thể IgM để xác định khả năng tiếp xúc với bệnh sốt xuất huyết gần đây.

Xét nghiệm kháng thể IgM (Immunoglobulin M)

Từ ngày thứ 4 hay thứ 5 sau khi nhiễm bệnh, xét nghiệm IgM sẽ tìm ra kháng thể IgM – Một loại kháng thể sinh ra trong giai đoạn cấp tính để chống lại virus Dengue theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Xét nghiệm IgM sẽ cho kết quả âm tính hay dương tính tùy thuộc vào mức độ sinh kháng thể của người bệnh. 

Xét nghiệm kháng thể IgG (Immunoglobulin G)

Khoảng 10 – 14 ngày trở đi sau giai đoạn cấp tính của bệnh sốt xuất huyết, kháng thể IgG sẽ xuất hiện trong cơ thể bệnh nhân và tồn tại nhiều năm sau đó.

test sot xuat huyet

Như vậy:

Xét nghiệm IgG không đưa ra kết quả chẩn đoán đối với bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Mục đích của xét nghiệm này là để xác định bệnh nhân có từng bị virus Dengue xâm nhiễm hay chưa.

Giải thích kết quả xét nghiệm:

Xét nghiệm NS1, IgG và IgM dương tính: Người bệnh đã bị nhiễm trùng sốt xuất huyết, và cũng đã từng nhiễm trong quá khứ.

Nếu NS1, IgM dương tính, IgG âm tính: Người bệnh lần đầu nhiễm sốt xuất huyết.

Nếu xét nghiệm âm tính với cả NS1, IgM hoặc IgG:

  • Trường hợp 1: Người được xét nghiệm không bị nhiễm trùng sốt xuất huyết, các triệu chứng sốt là do nguyên nhân khác.
  • Trường hợp 2: Kháng thể được tạo quá sớm để có thể phát hiện được (người bệnh tiếp xúc với virus và được xét nghiệm máu quá sớm) hoặc mức độ kháng thể có thể quá thấp để đo lường. 

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ – Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Các xét nghiệm sốt xuất huyết bổ sung

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết bổ sung. Các xét nghiệm bổ sung bao gồm:

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi diễn biến và điều trị bệnh. Bệnh có thể đang trở nặng nếu kết quả xét nghiệm cho thấy Hematocrit tăng cao và lượng tiểu cầu giảm xuống thấp.

Các chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết

Xét nghiệm điện giải đồ

Xét nghiệm điện giải đồ (bao gồm K+, Na+, Cl-) nhằm đánh giá nồng độ của các ion điện giải trong cơ thể và sự ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe

Xét nghiệm Albumin

Đối với sốt xuất huyết Dengue, xét nghiệm Albumin nhằm đánh giá nồng độ Albumin trong máu và tình trạng thoát huyết tương có thể xảy ra. Nếu xuất hiện tình trạng tăng tính thấm thành mạch, có thể nhận biết sớm và theo dõi.

Xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP nhằm hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá tình trạng viêm nhiễm, phân biệt nguyên nhân gây bệnh và hiện tượng bội nhiễm.

Chẩn đoán sốt xuất huyết

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan (bao gồm AST, ALT, GGT) nhằm đánh giá mức độ tổn thương cũng như biến chứng của bệnh (nếu có) thông qua kiểm tra chức năng gan.

Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm chức năng thận (bao gồm những chỉ số như Creatinine, Ure,…) nhằm hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá chức năng thận khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Tình trạng tổn thương thận do biến chứng có thể được phát hiện sớm. 

Chẩn đoán sốt xuất huyết Bộ Y tế

Tìm hiểu: Mắt phải giật – Điềm báo xấu hay bệnh lý về mắt?

Quy trình lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu đối với người có dấu hiệu bị sốt xuất huyết. Trước khi tiến hành xét nghiệm máu sốt xuất huyết, người bệnh không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

Người bệnh sẽ được nhân viên y tế yêu cầu giữ yên tư thế trong quá trình lấy máu. Thông qua một cây kim nhỏ, máu được lấy ra theo đường tĩnh mạch. Sau đó, nhân viên y tế sẽ dùng ống đựng chuyên dụng để chứa máu.

Thông thường, toàn bộ quá trình này chỉ tốn khoảng vài giây hoặc vài phút. Ngay khi đầu kim được đưa vào tĩnh mạch, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi nhói.

Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết có ý nghĩa gì?

Tùy theo từng loại xét nghiệm, kết quả phân tích các chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết thường có sau một vài giờ. Kết quả này sẽ đánh giá xem người được lấy máu xét nghiệm có bị sốt xuất huyết hay không. Cụ thể: 

Kết quả dương tính: Người được lấy máu xét nghiệm đã bị nhiễm virus Dengue. 

Kết quả âm tính: Người được lấy máu xét nghiệm chưa bị nhiễm virus Dengue. Cũng có thể là tỷ lệ virus chưa đủ để phát hiện do thời điểm kiểm tra quá sớm (âm tính giả). Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để kiểm tra lại nếu có triệu chứng sốt xuất huyết và nghi ngờ mình đã nhiễm bệnh.

test sốt xuất huyết

Đối với kết quả xét nghiệm dương tính, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phương án điều trị hợp lý. Trường hợp xuất hiện rõ rệt những triệu chứng của sốt xuất huyết, người bệnh có thể phải nhập viện. Sau đó được truyền máu, truyền dịch qua đường truyền tĩnh mạch, theo dõi huyết áp,… trong quá trình điều trị.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh này. Tuy nhiên, có thể giảm các triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ. Để khắc phục tình trạng đau và sốt, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng Paracetamol (thuốc giảm đau không kê đơn).

Tìm hiểu: Que thử thai nên dùng khi nào?

Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết là bao nhiêu?

Các xét nghiệm sốt xuất huyết thường có chi phí ở mức vừa phải. Cụ thể:

  • Chi phí xét nghiệm Dengue NS1, IgM, IgG để chẩn đoán về virus: Trung bình 500.000 VND/lần.
  • Chi phí xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hàng ngày: Khoảng 100.000 – 200.000 VND/lần. 

Dấu hiệu của sốt xuất huyết

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết mà bạn có thể theo dõi để có thể thực hiện xét nghiệm và điều trị kịp thời:

Thể nhẹ: 

  • Đau đầu
  • Đau cơ và khớp
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Nổi ban dạng nốt chấm
  • Mạch nhanh, huyết áp thấp
  • Sốt cao, có thể lên tới 40.5°C
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết thường gặp

Thể nặng: 

  • Xuất huyết nội tạng (xuất huyết tiêu hóa như phân đen có lẫn máu đỏ tươi hoặc đi ngoài ra máu, xuất huyết não…).
  • Vật vã, toát mồ hôi.
  • Rối loạn ý thức, lơ mơ.

Tham khảo: 20+ Dấu hiệu mang thai sớm trong tuần đầu dễ nhận biết nhất.

Thời điểm nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết?

Thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là ngày thứ 3 – 7 sau khi nhiễm virus Dengue. Do đó, kể ngày thứ 3 sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh là thời điểm bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết.

Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?

Khi có những triệu chứng sốt xuất huyết như lờ đờ, không ăn uống được, nôn ói, đau bụng, vật vã, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết dưới da,… thì người bệnh phải nhập viện để theo dõi và điều trị. 

Nếu kết quả cho thấy mức tiểu cầu thấp dưới 30g/L sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần nhập viện ngay.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue

Cơ thể của bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ mất các chất dinh dưỡng, tăng sử dụng năng lượng, tăng quá trình dị hoá. Cụ thể: 

  • Biến chứng não: Không ăn bằng miệng được.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Tiêu hoá chậm, chán ăn. 

Do đó, tùy theo diễn biến của bệnh mà cách ăn sẽ khác nhau.

Chế độ ăn

  • Protein: Nên dùng Protein có giá trị sinh học cao hơn bình thường như thịt, cá, trứng, sữa.
  • Lipid và Carbohydrate: Tăng Lipid thực vật và tỷ lệ đường đôi, đường đơn như nước trái cây hay nước đường (đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu). 
  • Cung cấp đủ nước, muối khoáng, sinh tố: mật ong, rau quả, nước trái cây.
  • Bữa ăn: Các bữa ăn trong ngày nên được chia nhỏ ra (6 – 8 bữa/ngày đối với trẻ em, 4 – 6 bữa/ngày đối với người lớn).
  • Thực phẩm: Lỏng, mềm, không màu, nhiều nước (như sữa, cháo, bột, súp, phở, mì).
Chế độ ăn cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Chế độ ăn cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Tham khảo: Nóng gan nên ăn gì?

Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên làm gì?

Bị sốt xuất huyết nên làm gì? Bệnh nhân sốt xuất huyết không biến chứng nên: 

  • Hạn chế ăn kiêng.
  • Tránh thức ăn nhiều dầu, mỡ. 
  • Nên ăn thức ăn mềm hoặc lỏng. 
  • Chế độ ăn với sữa, nước trái cây, nước đường là chủ yếu. Sau đó người bệnh có thể bổ sung thêm sữa chua, súp, cháo thịt, cơm mềm kèm canh, phở… tùy theo nhu cầu để tăng dần năng lượng. 
  • Tăng đường đơn nếu không kèm theo bệnh tiểu đường (Saccharose và Fructose) như mía, trái cây, mật ong.
  • Khuyến khích chia nhỏ bữa ăn và thường xuyên thay đổi khẩu vị đối với trẻ em.
Nên uống nhiều nước trái cây khi bị sốt xuất huyết
Nên uống nhiều nước trái cây khi bị sốt xuất huyết

Địa điểm xét nghiệm sốt xuất huyết ở đâu uy tín?

Để đỡ tốn công đi lại nhiều lần, Omega Việt Nam xin gợi ý cho bạn 3 địa điểm xét nghiệm sốt xuất huyết chính xác, uy tín, giá cả phải chăng:

Phòng khám Bác Sĩ Hà Nội 24H

– Địa chỉ: Số 9, Ngõ 250 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

– SĐT: 0332151115

– Website: https://bacsihanoi24h.com/

– Dịch vụ:

  • Tiêm tại nhà ( Tiêm bắp, Tĩnh mạch)
  • Truyền nước, truyền đạm, hoa quả tại nhà
  • Khám chữa bệnh tại nhà
  • Truyền thải độc, hạ men gan
  • Dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà
  • Xét nghiệm và trả kết quả tại nhà
  • Hút đờm rãi, thở khí dung tại nhà

Viện Huyết học – Truyền máu TW

– Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 

– Dịch vụ:

  • Khám thu phí
  • Khám theo yêu cầu
  • Khám theo Bảo hiểm y tế

– Thời gian:

  • Thứ 2 – Thứ 6: 6h30 – 17h00.
  • Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu).
Xét nghiệm sốt xuất huyết ở đâu?
Viện Huyết học – Truyền máu TW

Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng dễ thụ thai hoặc ngừa thai theo ý muốn.

Bệnh viện Truyền máu Huyết học

– Các loại xét nghiệm sốt xuất huyết

  • Dengue virus NS1Ag test nhanh
  • Dengue virus IgM–IgG test nhanh

– Thông tin liên hệ: 

Bệnh viện Truyền máu Huyết học cơ sở 2 Khoa Vi sinh (lầu 4) 

  • Địa chỉ: Số 201 Phạm Viết Chánh, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM
  • Số điện thoại: 028 3839 7535 (số máy lẻ 202).

xet nghiem sot xuat huyet

Bệnh viện Truyền máu Huyết học cơ sở 1 – Khoa sàng lọc (lầu 2) 

  • Địa chỉ: Số 118 Hồng Bàng, P. 12, Quận 5, TP HCM
  • Số điện thoại: 028 3957 1342 (số máy lẻ 178 hoặc 196)
Khám sốt xuất huyết ở đâu?
Bệnh viện Truyền máu Huyết học

Trên đây là thông tin về những xét nghiệm sốt xuất huyết cần thiết để có hướng điều trị kịp thời. Nếu có người thân hoặc bạn bè có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết, hãy nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện để kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Tìm hiểu: Thảo dược An Quốc Thái – Địa chỉ uy tín nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên thường xuyên truy cập website: https://omega3.vn/ để biết thêm các thảo dược quý, bài thuốc hay, mẹo làm đẹp, phương pháp thẩm mỹ an toàn, hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.cdc.gov/dengue/healthcare-providers/testing/antigen-detection.html
  • https://www.cdc.gov/dengue/healthcare-providers/testing/testing-guidance.html
Bài viết liên quan

Gọi ngay