Hạt thầu dầu: Tác dụng, cách sử dụng an toàn và liều dùng phù hợp

Hạt thầu dầu thường xuất hiện trong những bài thuốc chữa bệnh về da và làm đẹp. Là loại hạt khá độc nhưng nếu biết dùng đúng cách sẽ tận dụng được nhiều lợi ích của nó. Vậy hạt thầu dầu có tác dụng gì? Dùng để chữa bệnh gì? Lưu ý và thận trọng về chất độc ricin trong hạt cây thầu dầu? Cùng tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Hạt thầu dầu
Hạt thầu dầu

Các điều cần biết về hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu là hạt của cây thầu dầu, còn gọi là đu đủ tía. Vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong đời sống để điều trị nấm da, trĩ, giúp nhuận tràng, kích thích sinh đẻ tự nhiên,… Vỏ hạt thầu dầu có chứa chất độc ricin, nhưng nếu biết cách loại bỏ chất độc thì nó an toàn, sử dụng ngoài da hoàn toàn không gây hại gì. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu một vài đặc trưng của loại hạt này.

Nguồn gốc, đặc điểm

Cây thầu dầu ((danh pháp hai phầnRicinus communis) là thực vật có hoa, trong họ Đại kích (Euphorbiaceae) thân thảo, nhẵn, chiều cao trung bình khoảng 3 – 5 mét. Các cành đều được bao phủ bởi một lớp bột sáp. Lá có kích thước khá to, chia đều qua hai bên, thùy chân vịt sâu, cuống dài, mép răng cưa. Hoa mọc ở nách lá hoặc ngọn theo cụm, gồm hoa đực và hoa cái, bên ngoài phủ nhiều lá bắc.

Quả nang hình trứng, màu xanh lá hay màu tím nhạt, xung quanh có gai mềm. Bên trong quả thường chứa 3 hạt. Hạt thầu dầu tía có hình elip dẹt hay bầu dục, bề mặt nhẵn, hoa văn ngựa vằn màu nâu đất nhạt và xám trắng. 

Theo ghi chép, thầu dầu có nguồn gốc từ Đông Phi, mọc hoang ở nhiều nơi, dễ thích nghi với môi trường xung quanh. Thường bắt gặp nó mọc cạnh bờ sông, bờ suối, con đê,… Hiện nay, một số nơi trồng thầu dầu làm cảnh như công viên.

Bộ phận dùng: Hạt.

Thu hái: Hạt được thu hoạch vào tháng 4 – 5 hàng năm.

Hạt cây thầu dầu
Hình ảnh cây thầu dầu

Các thành phần hóa học trong hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu chứa nhiều hoạt chất như: Dầu (40% – 50%), chất albuminosid (25%), acid malic, nitrogen, cellulose, muối, các loại men (trong đó có lipase), ricin và ricinin…

Hạt này là nguồn để sản xuất dầu thầu dầu có nhiều tác dụng tốt chữa bệnh cũng như thành phần ricin, một chất độc (ricin từ vài hạt thầu dầu nếu không biết cách dùng có thể gây tử vong cho người lớn).

Thầu dầu khi được ép thành dầu sẽ có nhiều chất hữu cơ có gốc glycerin (palmitin, stearin cholesterin, ricinolein,…) và acid béo (stearic, linoleic, oleic). Khi ép dầu, dầu thầu dầu có tác dụng dưỡng da, chống khô môi và có nhiều tác dụng trị bệnh chứ không hề bị mất đi.

Xem ngay: Xuyên tâm liên – Kháng sinh thực vật có tác dụng điều trị COVID-19.

Hoạt chất ricin có trong hạt

Trong hạt cây thầu dầu có chứa hoạt chất ricin, đây là chất cực độc dù nó chỉ chiếm khoảng 3% – 5% trong mỗi hạt. Tuy nhiên, chất này không khó bị phá hủy, nó sẽ bị vỡ ở nhiệt độ cao (từ 130 độ C trở lên).

Theo đó, hạt thầu dầu có thể ăn được khi người ta làm nóng thức ăn có chứa thầu dầu mà không bị gì. Tương tự khi ép dầu, ricin sẽ nằm lại trong khô dầu và hầu như không còn mối nguy hại nào.

Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc Gia), trừ trường hợp ăn phải hạt thầu dầu sống thì có rất ít khả năng bị trúng độc ricin.

Hạt thầu dầu dùng để làm gì?

Bạn có thể dùng hạt cây thầu dầu với một số mục đích sau:

  • Chữa mụn nhọt và các chứng rối loạn về da.
  • Giúp nhuận tràng, chữa khô ruột.
  • Chữa chứng viêm tai giữa, đau nửa đầu.
  • Kích thích chuyển dạ tự nhiên vào giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Làm mềm da, trị mụn, giảm các u nang.
  • Điều trị viêm và đau nhức xương khớp.
  • Trị các túi nhiễm trùng (áp xe).

Ngoài ra, tác dụng của hạt thầu dầu tía cũng có thể áp dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng cho những mục đích khác.

Hạt thầu dầu tía
Hạt thầu dầu tía

Công dụng của hạt thầu dầu

Hạt cây thầu dầu có tính bình, vị ngọt và cay, được biết đến với tác dụng xổ, giúp nhuận tràng tuyệt vời. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có khả năng kháng viêm, chống nấm, kích thích sinh sơm và nhiều tác dụng dược lý khác.

Tính xổ nhẹ ở hạt thầu dầu

Theo nghiên cứu, dầu thầu dầu được biết đến với tác dụng nhuận tràng, thông tiện rất hiệu quả. Để xổ nhẹ, bạn có thể dùng thảo dược với liều lượng an toàn là 10g – 40g. Sau 3 – 4 giờ sẽ gây xổ, nhưng không đau bụng. Bên cạnh đó, thành phần axit ricinoleic trong thầu dầu sẽ được giải phóng vào ruột, làm sạch hệ thống ruột.

Khi thực hiện thí nghiệm và theo dõi bằng X-quang thì thấy thầu dầu không gây hại xương chậu, không gây co bóp ruột non với ruột già nhiều. Do đó, phụ nữ mang thai mắc chứng táo bón vẫn có thể dùng vị thuốc này. Tuy nhiên, việc thầu dầu có thể kích thích chuyển dạ sớm nên mẹ bầu cần thận trọng.

Tác dụng của hạt thầu dầu tía

Xem thêm: Đại táo – “Khắc tinh” hàng đầu của táo bón.

Dầu thầu dầu – Kem dưỡng ẩm tự nhiên

Dầu thầu dầu được thu từ ​​hạt của cây Ricinus communis với phương pháp chiết xuất ép lạnh. Sau khi thu thập, dầu được làm sạch bằng cách sử dụng nhiệt. Đây là thành phần thường được bắt gặp trong các sản phẩm dưỡng da, có tác dụng chăm sóc sắc đẹp rất tốt.

Tinh dầu thầu dầu giúp dưỡng ẩm, làm mềm da và dưỡng môi hiệu quả. Axit ricinoleic trong dầu này sẽ ngăn ngừa mất nước qua lớp ngoài của da. Có một lưu ý rằng, khi sử dụng dầu thầu dầu để dưỡng da, bạn nên tránh thoa trực tiếp vào vết thương hở nhé.

Thúc đẩy việc chữa lành vết thương

Thầu dầu tía có tác dụng thúc đẩy việc chữa lành vết thương nhờ có những thành phần sau:

  • Chất kháng viêm: Axit ricinoleic có thể giảm viêm và đau khi bôi tại chỗ (theo một nghiên cứu năm 2015). 
  • Chất kháng khuẩn: Một kết quả nghiên cứu vào năm 2016 trên chuột đã cho thấy, thầu dầu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ. 
  • Chất kháng nấm: Thầu dầu có đặc tính chống nấm. Kết quả này dựa theo nghiên cứu năm 2013, tập trung vào nấm (Candida albicans) và vi khuẩn (Enterococcus faecalis) trong khoang miệng.

Chống viêm, giảm mụn trứng cá

Nếu đang gặp tình trạng mụn trứng cá, bạn có thể tham khảo cách chữa trị bằng dầu thầu dầu. Axit ricinoleic trong dầu sẽ thấm sâu vào lớp da, có tác dụng đẩy lùi các vi khuẩn gây mụn trứng cá. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa mặt sạch bằng nước ấm.
  • Massage mặt với dầu khoảng 10 – 15 phút một cách nhẹ nhàng, rửa sạch với nước.

Lưu ý: Không sử dụng dầu để qua đêm vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, không tốt cho làn da của bạn. 

Hạt thầu dầu có tác dụng gì

Xem thêm: Thẩm mỹ – Lợi ích tuyệt vời, nguy cơ, hiểu đúng giá trị cái đẹp.

Kích thích chuyển dạ tự nhiên ở mẹ bầu

Trong một số trường hợp, mẹ bầu sẽ cần một chút trợ giúp từ các phương pháp giục sinh tự nhiên. Bạn có thể uống khoảng 60ml dầu thầu dầu để tự kích thích chuyển dạ tại nhà, giúp kích thích các cơn co thắt tử cung trước 24 giờ khi chuẩn bị đẻ.

Tuy nhiên, bạn chỉ áp dụng cách này khi có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, thai đã đủ tháng tuổi, tới ngày sinh nhưng chưa thể chuyển dạ. Ngoài ra, việc sử dụng dầu thầu dầu có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, không thoải mái và mất nước.

Cách dùng, liều dùng hạt thầu dầu an toàn

Cách dùng hạt thầu dầu khá đa dạng, có thể dùng thầu dầu ở dạng đắp khô, dạng uống, dạng dầu, tùy vào mục đích sử dụng mà có nhiều cách dùng khác nhau với liều lượng phù hợp.

Dùng dưới dạng đắp khô

Thầu dầu thường được sử dụng dưới dạng đắp khô để chữa các chứng như: Sa tử cung và trực tràng, đẻ khó, sót nhau, liệt thần kinh mặt,…

Trước khi đắp, bạn hãy giã nát dược liệu, lượng dùng không giới hạn. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để nhanh chóng đạt hiệu quả nhé.

Dùng dưới dạng uống

Nhuận tràng: Có thể dùng dưới dạng viên nang với liều lượng 2 – 10 gam để mang lại hiệu quả an toàn và tốt nhất.

Xổ, tẩy: Có thể dùng dưới dạng viên nang với liều lượng 10 – 40 gam để mang lại hiệu quả an toàn và tốt nhất.

Dùng dưới dạng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu thường được sử dụng để trị các vấn đề như: mụn, các túi nhiễm trùng,… Bên cạnh đó, dầu còn có tác dụng dưỡng da, cải thiện các lớp da bị chai, chữa đau nhức xương khớp.

Lưu ý: Chỉ thoa ngoài da, không thoa trực tiếp vào vết thương.

Hạt thầu dầu dùng để làm gì

Mua hạt thầu dầu

Bài thuốc có chứa hạt thầu dầu

Trong thầu dầu có chứa ricin – Chất độc tương đối nguy hiểm nên khi sử dụng cần tuân thủ liều lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt thầu dầu:

Chữa táo bón

Giống như hạt đu đủ hay phan tả diệp, hạt thầu dầu tía được dùng như một loại thuốc kích thích nhuận tràng, chữa táo bón nhanh chóng. Bài thuốc như sau:

  • Dùng 15ml dầu thêm vào một ly nước trái cây đầy, một ly sữa ấm hoặc một ly nước ấm.
  • Bạn sẽ muốn đi xổ sau khoảng 2 – 6 giờ uống hỗn hợp này.

Nếu mùi của hỗn hợp này khiến bạn cảm thấy khó chịu thì hãy thêm vào một ít gừng, hoặc cho vào tủ lạnh ít nhất 1 giờ. Vì dầu có tác dụng rất nhanh nên bạn không nên uống trước khi đi ngủ. 

Xem ngay: Thảo quyết minh – Vị thuốc tuyệt vời điều trị bệnh mắt, táo bón, huyết áp.

Điều trị sa tử cung và trực tràng

Chuẩn bị: 10g – 20g hạt cây thầu dầu.

Thực hiện:

  • Rửa sạch hạt để loại bỏ tạp chất rồi mang đi giã nát, dùng bã thuốc để đắp lên đỉnh đầu.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Điều trị đẻ khó, sót nhau

Chuẩn bị: 10 – 14 hạt thầu dầu.

Thực hiện:

  • Hạt cây thầu dầu đem đi rửa sạch rồi giã nhuyễn.
  • Đắp vào hai lòng bàn chân. Sau khi sinh xong hoặc nhau thai đã trôi ra ngoài hết thì ngay lập tức ngưng sử dụng. Bạn hãy rửa thật sạch bất cứ vị trí nào tiếp xúc với bã thuốc.

Bán hạt thầu dầu

Chữa trị liệt thần kinh mặt

Chuẩn bị: 20g hạt thầu dầu.

Thực hiện:

  • Mang thầu dầu đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất, dùng chày giã nát.
  • Dùng bã thuốc đắp lên phía đối diện bên mặt bị liệt dây thần kinh. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả tốt bạn nhé.

Lưu ý, thận trọng khi sử dụng hạt thầu dầu

Không giống như những vị thuốc Nam khác, hạt thầu dầu chủ yếu được dùng trong Đông y để điều trị những tổn thương trên bề mặt da. Dù sử dụng thảo dược ở dạng đắp khô, dạng uống hay dạng dầu thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề mà chúng tôi sẽ đề cập sau đây.

hạt thầu dầu có độc

Cảnh giác, thận trọng khi sử dụng

Một số thận trọng khi sử dụng hạt thầu dầu:

  • Không tự ý sử dụng khi chưa có sự tìm hiểu kỹ lưỡng.
  • Thầu dầu chứa hoạt chất alcaloid có tính làm đông, do đó nên chia làm nhiều lần nhỏ để uống để trừ độc ra ngoài.
  • Sử dụng với liều lượng cho phép để tránh ngộ độc hạt thầu dầu.
  • Không dùng thầu dầu cho trẻ em dưới 7 tuổi, người bị viêm ruột hoặc dị ứng với các thành phần của dược liệu.
  • Vị thuốc không dành cho phụ nữ mang thai, chỉ dùng để kích thích chuyển dạ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hạt thầu dầu mua ở đâu chất lượng, giá rẻ?

Nếu bạn chưa tìm thấy chỗ mua hạt thầu dầu đâu chất lượng, giá rẻ, bạn có thể tham khảo tại Thảo dược An Quốc Thái. Đây là một trong những địa chỉ chuyên cung cấp hạt thầu dầu uy tín, đáng tin cậy.

Thảo dược An Quốc Thái cung cấp hạt thầu dầu có nguồn gốc 100% tự nhiên, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng trong nhiều năm nay. Quy trình thu hái, chế biến, đóng gói sản phẩm đều đảm bảo chất lượng. Tại đây, giá cả luôn ổn định, thậm chí rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

Nếu bạn có nhu cầu mua hạt thầu dầu về chữa bệnh, làm đẹp, vui lòng liên hệ:

Thảo dược An Quốc Thái

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P14, Q. Tân Bình, TP HCM.
  • Đặt hàng: 0902 743 250.
  • Giá bán hạt thầu dầu: 300.000 đồng/kg.
  • Tư vấn và hỗ trợ: https://omega3.vn/.

Hạt thầu dầu mua ở đâu

bán hạt thầu dầu

Mua hạt thầu dầu

Như vậy, hạt thầu dầu có ích trong làm đẹp và trị bệnh nếu bạn biết dùng đúng cách. Mặc dù bản chất có chứa chất độc nhưng việc phơi nhiễm là rất khó xảy ra. Trên đây là những thông tin chia sẻ hữu ích về hạt thầu dầu, cũng như cách dùng an toàn, tốt sức khỏe, cũng như nơi bán uy tín trên thị trường. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ với mọi người xung quanh bạn nhé!

Nguồn tham khảo: 

Thầu dầu – Wikipedia tiếng Việt

Lợi ích của dầu thầu dầu đối với sức khỏe và sắc đẹp (Vinmec.com)

Thầu dầu (đu đủ tía): Toàn cây đều có công dụng chữa bệnh (youmed.vn)

Bài viết liên quan

Gọi ngay