Cây xương khỉ, hay còn gọi là cây bìm bịp, có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, đau xương, giúp mau liền xương, mau lành vết thương, điều trị mề đay, mẩn ngứa và nhiều công dụng tốt sức khoẻ.
Vậy tác dụng và cách sử dụng cây xương khỉ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Cây xương khỉ là cây gì?
Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans, là loại thực vật có hoa, thuộc họ ô rô. Trong các câu chuyện kể lại về sự tích cây bìm bịp, đó là tên gọi khác của cây xương khỉ.
Ngoài ra, ở Trung Quốc nó còn có nhiều tên gọi khác như là cây liền xương cốt, cây bách giải, cây mảnh cộng. Không chỉ làm thuốc mà nó còn được dùng để nấu ăn, canh uống rất bổ sức khỏe.
Đặc điểm hình ảnh cây xương khỉ
- Cây xương khỉ là loài cây thân thảo, mọc thành các bụi nhỏ. Thân cây có màu xanh nhạt, dài khoảng 1-2m. Hình dáng của thân nhỏ giống như cây đũa.
- Lá cây xương khỉ có màu xanh sẫm, thuôn dài, mềm, nhẵn bề mặt dưới có có gân nổi lên trên.
- Hoa màu đỏ đặc trưng, cao từ 3 – 6cm, khi già hoa thường rũ xuống, có 2-3 môi ở tràng hoa. Bao phấn có màu vàng xanh, quả có dạng hình chùy 2cm, chứa 4-5 hạt, cuống ngắn.
- Bộ phận dùng: Trong Đông y toàn bộ cây được dùng để làm thuốc.
Cây xương khỉ mọc ở đâu?
Cây xương khỉ mọc ở nhiều bụi rậm, hàng rào. Là loài thực vật sống trong những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Điển hình là một số nước ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam.
Khí hậu Việt Nam rất tốt nên rất nhiều loài thảo dược quý mọc và cây xương khỉ cũng không ngoại lệ. Ngày nay cũng được trồng rộng rãi làm thuốc. Bạn có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu ở khu vực Đông và Tây Nam Bộ.
Thu hái và bảo quản cây xương khỉ
Thu hái: Cây mọc dại khắp nơi, nên không khó tìm chúng, thảo dược được thu hoạch quanh năm. Thường người dân sẽ hái ngọn, lá hoặc toàn bộ thân cây về để làm thực phẩm hoặc làm thuốc.
Sau khi thu hái, người dân đem rửa các bụi bẩn, tùy vào mục đích sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô.
Đối với cây khô thì cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem đi phơi khô ngoài trời hoặc sấy khô. Lá và ngọn tươi thường dùng nấu canh ăn.
Cách bảo quản: Cây xương khỉ khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi có độ ẩm thấp, sâu bọ, mối, mọt, côn trùng,…
Thành phần hóa học của cây xương khỉ
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong thảo dược có các thành phần hoá học có dược tính mạnh. Bao gồm các axit amin, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, Flavonoid dồi dào trong cây xương khỉ có vai trò chống oxy hóa, chống viêm. Đồng thời, làm giảm quá trình lão hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng.
Canxi được tìm thấy có hàm lượng rất lớn trong cây xương khỉ, có tác dụng bổ sung cho xương vững chắc, giúp xương mau liền lại, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp.
Cây xương khỉ có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền, cây xương khỉ được xem là vị cứu tinh đối vớ người bị ung thư, gãy xương, phong tê thấp và nhiều công dụng trị bệnh khác.
Công dụng của cây xương khỉ hỗ trợ điều trị ung thư
Trong Đông y, cây xương khỉ được xem là vị thuốc dễ uống do có vị ngọt, tính bình. Ngoài chủ trị huyết ứ, thanh nhiệt, giải độc, chất flavonoid trong vị thuốc này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư giai đoạn đầu như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày,…
Trong bài thuốc hỗ trợ, dân gian thường dùng chung với cây an xoa, bạch hoa xà, cây xạ đen, bán chi liên để tăng hiệu quả điều trị.
Theo ghi nhận, nhiều bệnh nhân ở Trung Quốc và Đài loan đã thoát khỏi ung thư nhờ bài thuốc cây xương khỉ. Có người còn sang tận Việt Nam để tìm mua cây thuốc này.
Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh trĩ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường do béo phì, ăn ít chất xơ, tiêu chảy, táo bón,… Căn bệnh này tuỳ mức độ có thể gây đau đớn cho người bệnh, khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Nếu chữa không khỏi hoặc không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến người bệnh.
Sử dụng xương khỉ giúp bổ sung chất xơ và các khoáng chất giúp cơ thể được được cải thiện. Cách này sử dụng rất hiệu quả, nhưng rất tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Xem thêm: Phan tả diệp [tác dụng, cách dùng] giúp giảm cân, trị táo bón.
Tác dụng cây xương khỉ đối với bệnh đau dạ dày
Các dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết mình bị đau dạ dày như khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,…
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do các vi sinh vật, thói quen ăn uống không lành mạnh, tâm lý, dùng thuốc Tây quá mức.
Nhờ vào các hoạt chất Flavonoid có khả năng chống viêm, ức chế các vi sinh vật làm viêm loét dạ dày. Thảo dược còn có tác dụng làm tiêu hoá thức ăn nhanh, tránh bị khó tiêu, đầy hơi.
Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh thận
Dấu hiệu của bệnh thận thường thấy như thay đổi màu nước tiểu, phù, ngứa, buồn nôn hoa mắt,… Dược liệu có tác dụng rất tốt đối với thận, đặc biệt là cành, lá.
Sau khi sử dụng, người bệnh chia sẻ lại kết quả: “Tôi sử dụng được khoảng 1 tuần, các dấu hiệu khó tiểu, đái ra máu, buốt không còn nữa khiến tôi cảm thấy cơ thể thoải mái”.
Ngoài ra thảo dược còn có tác dụng tốt cho người bị vàng da, điều trị bệnh phong thấp, đau nhức xương, bong gân,….
Cây xương có tác dụng đối với bệnh viêm gan, xơ gan
Một số đối tượng sau đây rất dễ mắc bệnh về gan như: Người thường xuyên sử dụng rượu bia, người hay dùng đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, dầu mỡ,… Lâu ngày, chúng sẽ tích thành những độc tố làm gây hại gan. Một số căn bệnh gan phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay như xơ gan, viêm gan.
Vậy làm sao để ngăn chặn các bệnh về gan? Xương khỉ có tác dụng rất tốt cho cơ thể đặc biệt là gan. Cây thuốc xương khỉ giúp bảo vệ gan, phục hồi các tế bào bị tổn thương, tăng cường chức năng gan. Tránh các nguy cơ mắc bệnh viêm gan, xơ gan thậm chí là cả ung thư.
Công dụng cây xương khỉ đối với bệnh lở loét
Khi da gặp tình trạng sưng đỏ, loét, đau nhức, các thầy thuốc thường khuyên nên dùng cây xương khỉ giã nhuyễn, cho thêm một ít muối và đắp lên trên vết thương. Làm đều đặn sau vài ngày, các vết lở loét sẽ được phục hồi, hút mủ, giảm đau, sưng và tránh được sẹo lồi.
Công dụng của cây xương khỉ đối với bệnh viêm xoang
Viêm xoang là căn bệnh mãn tính rất khó chữa. Dấu hiệu thường thấy là nghẹt mũi, giảm khứu giác, nước mũi chảy, ho, sốt,… Ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bạn.
Hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid trong xương khỉ có tác dụng giảm viêm cực tốt. Giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng xoang nhanh chóng.
Cây xương khỉ chữa bệnh gì?
Cây xương khỉ có tính vị ngọt, tính bình, chứa nhiều chất khoáng, vitamin, flavon, glycosid, tanin. Chữa được nhiều bệnh ung thư, gan, đau nhức xương khớp, viêm xoang,…
Vậy cụ thể cây xương khỉ trị bệnh gì? Sau đây là một số bài thuốc, mời bạn đọc tham khảo.
Cây xương khỉ hỗ trợ điều trị ung thư
Hoạt chất flavonoid và tanin trong cây xương khỉ có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư giai đoạn đầu.
Người bệnh dùng:
- Cây xương khỉ khô 30g
- Cây xạ đen Hòa Bình 30g
- Hoa đu đủ đực 20g.
Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi sắc chung với 1,5 lít nước, sắc đến khi còn 300ml thì tắt. Chia đều uống trong ngày và sử dụng sau mỗi bữa ăn.
Xem thêm: Nấm linh chi có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Cây xương khỉ chữa bệnh đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường xảy ra ở người già. Lúc này, xương đã có dấu hiệu bắt đầu lão hoá, gây đau nhức, khó khăn trong việc đi lại hoặc làm việc.
Cây xương khỉ có công dụng giảm lão hoá ở xương, đồng thời bổ sung canxi vào để xương được chắc khỏe. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp như sau:
Cây trâu cổ 20g, cây dâu tằm 18g, cây xương khỉ khô 30g, cây gối hạc 15g. Tiếp theo, rửa sạch nguyên liệu, rồi cho sắc cùng với 1 lít nước.
Sắc cạn còn 2 chén thì tắt bếp, lấy nước để nguội. Chia đều uống trong ngày, sử dụng kiên trì sẽ thấy các dấu hiệu đau nhức được giảm hẳn.
Cây xương khỉ chữa bệnh gan
Bài thuốc chữa trị bệnh gan thực hiện rất đơn giản: Bạn dùng 40g cây xương khỉ khô, 20g râu ngô, 16g sâm đại hành, 8g trần bì, lá cây vọng cách (lá cách), cây quao, cỏ tranh mỗi vị 10g.
Cho tất cả các nguyên liệu rửa sạch, rồi cho vào 1 lít nước, hãm trong 30 phút rồi tắt. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn, dùng liên tục từ 1-2 tháng.
Cây xương khỉ trị bệnh viêm xoang
Trong Đông y, thường sử dụng cây xương khỉ trong bài thuốc làm giảm các triệu chứng của viêm xoang như đau đầu, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang như sau:
Dùng 70g cây xương khỉ khô, rửa sạch, để ráo nước. Sắc cùng với 1,5 lít nước, cạn còn 2 chén thì lấy uống.
Uống hết trong ngày và sử dụng đến khi nào các dấu hiệu bệnh khỏi hẳn.
Cách dùng cây xương khỉ
Đặc tính của xương khỉ giúp tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh, làm mát cơ thể. Có rất nhiều cách sử dụng vị thuốc này, gồm pha trà và sắc nước uống:
Cách pha trà xương khỉ
Bạn dùng 12g xương khỉ khô cho cùng 500ml nước, tiếp theo, cho nước sôi vào, đợi khoảng 5-10 phút các tinh chất của thảo dược tỏa ra.
Nên thưởng thức trà khi còn ấm, trà rất dễ uống và có mùi thơm dễ chịu.
Cách đun sắc cây xương khỉ
Đem khoảng 10 – 20g xương khỉ khô rửa sạch. Tiếp theo, cho sắc cùng với 700ml nước sôi, sắc đến khi còn lại 300ml.
Chiết lấy nước lọc bỏ bã, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn.
Cây xương khỉ mua ở đâu TP HCM?
Cây xương khỉ mua ở đâu để chữa bệnh hiệu quả cũng là câu hỏi nhiều người thắc mắc.
Omega3.vn là trang thông tin chia sẻ về lĩnh vực sức khỏe, y tế, dinh dưỡng cộng đồng, trực thuộc cửa hàng thảo dược An Quốc Thái. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy nơi mua cây xương khỉ chất lượng hàng đầu tại TP.HCM.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đến với Thảo dược An Quốc Thái. Đây là địa chỉ bán cây xương khỉ uy tín và chất lượng hơn 30 năm. Là đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận sản phẩm sạch sẽ, không chất bảo quản. Hãy nhanh tay mau chóng liên hệ đặt hàng để có thảo dược tốt nhất
Thông tin liên hệ mua hàng:
- Hotline đặt hàng: 0926 456 456.
- Địa chỉ mua hàng: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM.
- Giá bán cây xương khỉ: 170.000 VNĐ/KG.
Nguồn tham khảo
Sách: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Lương y: Đỗ Tất Lợi
Sách: Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc việt nam (Nhà xuất bản Hồng Đức)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng