Cây hoàn ngọc là vị thuốc thường dùng lá hoàn ngọc phơi khô, pha trà uống có tác dụng hỗ trợ chữa ung thư, điều trị đau dạ dày, viêm gan và nhiều công dụng khác.
Cây hoàn ngọc là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loài thảo mộc này. Vậy hoàn ngọc là cây gì? Chữa được bệnh gì? Mời bạn cùng khám phá qua bài viết ngay sau đây.
Tên gọi
Tên gọi khác: Cây xuân hoa, cây nhật nguyệt, cây tu lình, cây con khỉ, cây lá khỉ, bán tự mốc, cây trạc mã, cây thần tượng linh,…
Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae).
Mô tả cây hoàn ngọc
Đặc điểm hình thái bên ngoài
Hoàn ngọc là cây thân mềm, thường mọc thành bụi, sống lâu năm, cao 1m – 2m (có khi đến 3m). Khi còn non, thân cây sẽ có màu xanh lục, nhiều cành. Khi về già, thân cây sẽ hóa thành màu nâu.
Lá cây hình mũi mác dài từ 12cm – 17cm, mọc đối trên cành, cuống nhỏ, mép nguyên. Trên bề mặt lá có phủ lớp lông trắng mịn.
Hoa hoàn ngọc lưỡng tính, thường mọc theo cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành với màu trắng pha tím nhạt. Hoa nhỏ có 5 đài tách rời nhau, thường nở vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Quả nang, mỗi quả chứa 4 hạt.
Cách trồng
Cây hoàn ngọc là loài thảo dược ưa sáng, ưa ẩm và chịu bóng, đặc biệt là khi còn nhỏ. Cây phát triển mạnh trong mùa xuân hè, còn vào mùa thu đông thì có hiện tượng nửa rụng lá. Trồng từ 1 năm trở lên mới ra quả.
Vì sau khi bị chặt, cây có khả năng đâm chồi mạnh nên có thể được nhân giống dễ dàng bằng hình thức giâm cành. Lấy một ngọn cây hoặc đoạn cành, dài khoảng 20cm – 25cm cắm xuống đất ẩm là cây đã có thể ra rễ. Cây thuốc có thể được trồng quanh năm.
Phân biệt
Hoàn ngọc có nhiều loại khác nhau nhưng thường được biết đến chủ yếu với hai loại, đó là hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Cả hai loại này đều có được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Hoàn ngọc đỏ: trưởng thành thân màu đỏ tía, có lá non, trên bề mặt lá có phủ một lớp lông tơ, vị hơi chua và chát. Đây là điểm phân biệt rõ ràng giữa hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ.
Hoàn ngọc trắng: Lá cây xanh hai mặt, nhiều dịch nhầy tiết ra.
Bộ phận dùng làm thuốc
Hầu hết các bộ phận của nó (rễ, thân, lá) đều có thể sử dụng để làm thuốc. Trong đó, sử dụng nhiều nhất là lá. Sau khi thu hái và rửa sạch lá thì có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô làm trà. Để tránh làm mất đi giá trị của dược liệu, chỉ nên phơi ở nơi có bóng râm.
Thời điểm thu hái cây hoàn ngọc là vào tất cả các mùa trong năm nhưng đặc biệt là mùa mưa. Dược liệu bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Tác dụng dược lý của cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc đã được chứng minh là thảo mộc hoàn toàn không độc hại. Trong quá trình nghiên cứu về công dụng trị bệnh của hoàn ngọc, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy cây có chứa các thành phần quan trọng sau: Flavonoid, Sterol, đường khử, Acid hữu cơ, Saponin, Carotenonl,…
Cây hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Chiết xuất dịch từ lá hoàn ngọc có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, bao gồm:
- Vi khuẩn gram dương (Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pyogenes, Bacillus Subtilis).
- Vi khuẩn gram âm (Pseudomonas Aeruginosa, Escherichia Coli).
- Nấm men (Saccharomyces Cerevisiae, Candida Albicans).
- Nấm mốc (Rhezoctonia Solani, Aspergillus Niger, Pyricularia Oryzae, Fusarium Oxysporum).
Bạn có thể giã nát lá, sau đó đắp trực tiếp lên các vết thương, dùng ngoài da để sát khuẩn và trị mụn nhọt hiệu quả.
Hoạt tính thủy phân Protein (Proteinase)
Dịch chiết lá hoàn ngọc có tác dụng thủy phân Protein từ khá đến mạnh, mạnh nhất ở pH 7,5 và nhiệt độ 70 độ C.
Enzyme bền khi phơi lá ở 60 độ C dịch tiết còn 30%. Hoạt tính sẽ giảm ít khi dịch chiết Proteinase được bảo quản ở 4 độ C. Nếu tinh chế Proteinase thì sẽ giúp hoạt tính tăng lên 5 lần.
Cây hoàn ngọc có tác dụng ức chế MAO
Cô đặc dịch chiết lá hoàn ngọc thành cao với nồng độ 6mg/ml. Cao này có tác dụng ức chế 69,9% MAO lấy từ Mitochondria (ti thể) của chuột trắng và có chất dùng là Kynuramin.
Cây hoàn ngọc có tác dụng bảo vệ gan
Các nghiên cứu trên chuột trắng đã chứng minh được tác dụng bảo vệ gan của cây hoàn ngọc.
Hoàn ngọc có tác dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể nên có tác dụng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
Tính vị, quy kinh
Lá hoàn ngọc khi non nhớt, khi già như có bột và không mùi vị. Nếu ăn sống thì lá này có khả năng kích thích hệ thần kinh, và khi ăn nhiều sẽ có cảm giác say nhẹ trong thời gian ngắn. Vỏ và rễ hoàn ngọc có vị đắng ngọt.
Công dụng của cây hoàn ngọc
Các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo đã kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản để nghiên cứu về tác dụng phòng chống 25 loại bệnh của lá cây hoàn ngọc. Kết quả đã được công bố vào năm 2006 đã cho thấy những tác dụng như sau:
Cây hoàn ngọc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư
Axit Pomolic là một trong những hoạt chất chính của cây hoàn ngọc. Chất này có tác dụng hoá giải được MDR (khối u kháng thuốc điều trị). Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện thêm hàm lượng Lupeol rất cao trong cây hoàn ngọc. Đây cũng là hoạt chất có tiềm năng lớn trong việc điều trị ung thư tuyến tụy.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc khoa Y của Đại học Hồng Kông đã cho kết quả rằng hoạt chất Lupeol có khả năng làm giảm số lượng tế bào ung thư cổ và đầu, phong tỏa quá trình trao đổi chất xung quanh khối u, ngăn ngừa khả năng di căn và không gây độc đối với các tế bào lành.
Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, mỗi ngày nên nhai kỹ 5-10 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch rồi nuốt lấy nước. Dùng mỗi ngày 5 lần như vậy.
Nếu mắc ung thư đã lâu, mỗi ngày nên nhai 15 lá hoàn ngọc, làm 6 lần/ngày. Để tăng thêm hiệu quả trị bệnh, có thể kết hợp với một ly nước lá hoàn ngọc xay vào sáng sớm và 1 nắm lá hoàn ngọc nấu chín vào buổi tối để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Xem thêm: Xáo tam phân chữa khỏi 5 loại ung thư hiệu quả thần kỳ.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Các tạp chí y khoa nước ngoài đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh tiểu đường của cây hoàn ngọc. Các nghiên cứu cho thấy, nó có tác dụng giúp ổn định và tăng cường hoạt động của các hormone Insulin trong máu, điều hòa đường huyết. Từ đó, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người bình thường.
Cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày
Các nghiên cứu đã chỉ ra cây hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả tương tự như chè dây. Nó có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, từ đó hỗ trợ diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, làm giảm triệu chứng đau dạ dày.
Trường hợp nặng hơn như viêm loét, xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể kết hợp thêm các loại lá, cây tự nhiên, chuyên chữa dạ dày như lá khôi hoặc cây dạ cẩm, mỗi vị lượng bằng nhau để tăng thêm hiệu quả.
Hoàn ngọc đỏ có dùng để trị các bệnh liên quan viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn như: Quặn bụng, đau bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống, đi ngoài ra máu, bệnh trĩ
Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/cay-hoan-ngoc-tri-benh-duong-ruot-16935691.htm
Tốt cho người huyết áp cao
Năm 2011, một nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết từ cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim. Kết quả này đã được công bố trên Tạp chí quốc tế The Journal of Natural Medicines – một tạp chí nổi tiếng thế giới về dược liệu.
Cách dùng: Rễ và lá cây hoàn ngọc được đem phơi khô để sắc nước uống như trà mỗi ngày. Trà này có công dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu và rất tốt cho người huyết áp cao.
Đối với người có huyết áp không ổn định như đột nhiên tăng hay giảm, có thể nhai thật kỹ 9 lá hoàn ngọc tươi đã rửa sạch sau đó nuốt lấy nước rồi nằm nghỉ ngơi.
Hoặc người bệnh cũng có thể dùng rễ lâu năm (trên 7 năm) và lá hoàn ngọc đem rửa sạch, sau đó phơi khô dưới nắng gắt, rồi sắc uống hằng ngày.
Xem thêm: Cây lạc tiên: Tác dụng chữa mất ngủ và cách dùng vị thuốc quý
Điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi
Ngoài ra, hoàn ngọc có tác dụng điều trị tuyến tiền liệt và u xơ phổi rất hiệu quả.
Cách dùng: Đem rửa sạch 1 nắm lá hoàn ngọc tươi rồi xay chung với 300ml nước lọc và cho bệnh nhân uống. Chia ra uống trước bữa ăn 3 lần trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng, tình trạng sức khỏe sẽ tiến triển khá hơn.
Chữa các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan cổ trướng
Một trong những hoạt chất trong lá là Betulin, có tác dụng thải độc rất tốt cho gan. Sự kết hợp của 3 hoạt chất Betulin, Axit Pomolic và Lupeol trong hoàng ngọc đã tạo nên hiệu quả vượt trội trong việc điều trị các bệnh như: viêm gan, xơ gan cổ trướng, men gan cao,…
Cách dùng:
- Đối với lá tươi, lấy khoảng 10 lá đem đi rửa sạch rồi nhai kỹ, hoặc ăn sống khi bụng đói. Mỗi ngày dùng 3 lần. Sử dụng liên tục trong 3 tuần.
- Đối với lá khô, nên tán ra thành bột rồi hòa theo tỷ lệ 1:1 với bột tam thất (bột nghiền từ hoa tam thất).
- Mỗi lần sử dụng, dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp đó hòa với nước ấm. Uống với liều lượng 3 lần/ngày.
Tham khảo: Cây cà gai leo thần dược giải độc và hạ men gan.
Tác dụng trong chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Dược liệu có thể chữa được các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy,… Cách dùng như sau:
- Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa: Rửa sạch 7 – 9 lá tươi, sau đó mỗi ngày nhai 2 – 3 lần. Sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Chữa tiêu chảy: Rửa sạch 5 – 10 lá tươi, sau đó mỗi ngày nhai 2 lần. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.
- Chữa viêm đường tiết niệu: Rửa sạch 14 – 20 lá hoàn ngọc tươi rồi giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt đặc để uống hằng ngày. Sử dụng liên tục từ 2 – 3 tuần, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
- Chữa viêm đại tràng: Lấy 40g cả thân và lá hoàn ngọc khô, kết hợp với 10g lá khổ sâm, sau đó đem sắc cùng 800ml nước. Sử dụng thuốc này trong ngày.
Chữa lở loét với cây hoàn ngọc
Cây thuốc chứa hàm lượng cao các Flavonoid, Sterol, Acid hữu cơ, Carotenoid và đường khử nên có tác dụng chữa lở loét rất tốt. Dược liệu có khả năng kháng khuẩn, giúp lành vết thương, làm tan sẹo lồi.
Cách dùng: Có thể rửa sạch 1 nắm lá hoàn ngọc tươi rồi giã nát với một ít muối trắng, sau đó đắp hỗn hợp lên vết lở loét hay vùng bị sẹo lồi. Kiên trì sử dụng cho đến khi da phẳng.
Ngoài những bệnh lý nêu trên, dược liệu còn có tác dụng trị các bệnh khác như ho ra máu, viêm loét dạ dày tá tràng, cảm cúm, sốt cao, viêm thận, đau mắt đỏ,…
Nên dùng trà hoàn ngọc hay lá tươi?
Có thể dùng cả trà hoàn ngọc và lá tươi tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của người bệnh. Để dùng hiệu quả, bạn cần lưu ý:
Đối với phương pháp chữa bệnh bằng cách nhai lá hoàn ngọc tươi, nên nhai chậm và kỹ để phát huy được công dụng.
Để có được hiệu quả cao nhất, nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Tác dụng của trà hoàn ngọc còn tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa mỗi người. Tóm lại, dùng lá tươi hay trà đều có lợi cho sức khỏe nếu dùng đúng cách, hợp lý.
Mua cây hoàn ngọc ở đâu?
Với những công dụng tuyệt vời, hoàn ngọc là một trong những thảo dược rất được ưa chuộng và tin dùng. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mua cây hoàng ngọc để phục vụ sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tìm được địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Vậy nên mua cây hoàn ngọc ở đâu?
Thảo dược An Quốc Thái tự hào là địa chỉ bán cây hoàn ngọc chất lượng. Sản phẩm đã được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng. Ngay bây giờ, bạn có thể đặt mua tại:
Thảo dược An Quốc Thái
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
- SĐT đặt hàng: 0902743250.
- Website hỗ trợ: https://omega3.vn/
- Giá bán: 200.000 đồng/kg.
Như vậy, những thông tin vừa rồi chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về vị thuốc hoàn ngọc, cũng như cách dùng các bài thuốc để việc chữa bệnh có hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe.
Cảm ơn độc giả đã theo dõi, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng